Chiết xuất ớt phòng bệnh trên cá rô phi

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Zambia đã cho thấy tiềm năng của chiết xuất từ ớt trong việc điều trị và bảo vệ cá rô phi trước mầm bệnh do vi khuẩn.

Capsaicin trong ớt đỏ.
Capsaicin có trong ớt đỏ.

Capsaicin trong ớt đỏ 

Trên toàn cầu, nhu cầu sử dụng cá nuôi ngày càng tăng do sụt giảm sản lượng thủy sản khai thác. Ngành nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng thâm hụt sản lượng cá và cũng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Nuôi trồng thủy sản mở rộng đã kéo theo sự gia tăng dịch bệnh trong các trang trại nuôi cá. Một số vi khuẩn đã được xác định là nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh trên cá rô phi nuôi như Aeromonas hydrophila, Streptococcus agalactiae, Streptococcus iniaeLactococcus garvieae. Đối với cá rô phi, nhiễm khuẩn Lactococcus garvieae làm tốc độ tăng trưởng giảm và chất lượng cá bị đánh giá thấp do những tổn thương trên da.

Phương pháp trị bệnh đang được sử dụng phổ biến là dùng kháng sinh. Tuy nhiên do sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi dẫn đến tình trạng kháng thuốc đã được báo cáo với một số bệnh do vi khuẩn trên cá rô phi. Chiết xuất thảo dược (các sản phẩm có nguồn gốc thực vật hoặc động vật) được xem là giải pháp thay thế tiềm năng cho các loại thuốc kháng sinh. Ớt đỏ cay (Capsicum annum) là một trong những loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi và dùng làm gia vị trên khắp thế giới. 

Capsaicin có trong ớt đỏ có khả năng kháng khuẩn vừa giúp vật nuôi chống lại bệnh do vi khuẩn vừa đóng vai trò như một chất kháng viêm và tăng cường miễn dịch. Cho đến nay nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của capsaicin đối với vi khuẩn và hiệu quả khi sử dụng cho động vật trên cạn nhưng còn ít thông tin về tác dụng của nó đối với các bệnh do vi khuẩn ở động vật thủy sản. Mục đích của nghiên cứu này là xác định hiệu quả của chiết xuất từ ớt Capsicum annum trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn Lactococcus garvieae ở cá rô phi ba đốm (Oreochromis andersonii).

Chiết xuất ớt ngăn ngừa bệnh Lactococcosis ở cá rô phi

Chất capsaicin được chiết xuất từ ớt mua tại địa phương (Capsicum annum) bằng phương pháp chiết xuất dung môi thông thường. Capsaicin được trộn với vi khuẩn Lactococcus garvieae và cấy trên môi trường thạch để xác định nồng độ diệt khuẩn tối thiểu. Sau đó 4 nhóm (100 con cá):

  • Nhóm cá 1 được tiêm chất capsaicin, 
  • Nhóm 2 được tiêm vi khuẩn gây bệnh và capsaicin, 
  • Nhóm 3 chỉ tiêm vi khuẩn gây bệnh,
  • Nhóm 4 nước muối thông thường (đối chứng âm tính). 

Cá được quan sát trong 7 ngày sau khi xử lý và thí nghiệm được lặp lại ba lần. Khả năng bảo vệ của chiết xuất ớt được đo bằng việc cá không mắc bệnh lâm sàng và khả năng sống sót của cá trong thời gian thử nghiệm. 


Kết quả cá cho thấy tỉ lệ sống của cá ở nhóm Lactococcus garvieae kết hợp với Capsaicin là 80%, nhóm cá đối chứng 95%. trong khi cá chỉ tiêm vi khuẩn gây bệnh là Lactococcus garvieae có tỷ lệ sống sót thấp nhất 0%.

Trong ngày thứ hai thí nghiệm, tỷ lệ tử vong (20%) được ghi nhận ở nhóm Lactococcus garvieae và chất Capsaicin, sau đó ổn định cho đến cuối thí nghiệm. Đáng kể là có nhiều cá trong nhóm tiêm vi khuẩn và capsaicin sống sót hơn so với những cá chỉ được tiêm vi khuẩn. Phát hiện cho thấy rằng chiết xuất ớt có thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn Lactococcus garvieae ở cá rô phi.

Trong nghiên cứu này, chiết xuất Capsicum annum cho thấy các hoạt động kháng khuẩn chống lại Lactococcus garvieae. Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của capsaicin đối với sự phát triển của vi khuẩn Lactococcus garvieae là 0,1967mg /ml (nồng độ capsaicin trong ớt địa phương là 19,67mg /g). 

Việc sử dụng dự phòng chiết xuất Capsicum annum cho cá rô phi bị nhiễm vi khuẩn Lactococcus garvieae cho kết quả rất tốt. Điều này đem lại triển vọng trong việc sử dụng chiết xuất thảo mộc như ớt cay Capsicum annum để kiểm soát bệnh vật nuôi và góp phần hạn chế tình trạng kháng kháng sinh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng có thể trị bệnh do vi khuẩn Lactococcus garvieae cá rô phi bằng cách tiêm chiết xuất ớt Capsicum annum. Tuy nhiên, do đường tiêm khó có thể áp dụng cho cả đàn cá do đó cần có thêm các nghiên cứu bổ sung để có thể ứng dụng chiết xuất ớt trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn Lactococcus garvieae trên cá rô phi nuôi với quy mô thương mại.

The Potential of Capsicum annum Extracts to Prevent Lactococcosis in Tilapia by Kunda Ndashe, Stellah  Ngh’ake, Emelda Pola, Emmanuel Masautso Sakala,  Emmanuel Kabwali, Ladslav Moonga, Alexander Shula Kefi, Bernard Mudenda Hang’ombe.

Đăng ngày 05/02/2021
Lệ Thủy
Nguyên liệu

Những hiểu biết cần thiết để nâng cao chất lượng hệ thống sản xuất cá giống

Tăng cường khả năng tiếp cận con giống chất lượng tốt của nông dân ở các nước đang phát triển là ưu tiên hàng đầu và đã được chứng minh là làm tăng đáng kể thu nhập, giảm nghèo, cải thiện an ninh lương thực, dinh dưỡng và tạo cơ hội việc làm.

cá rô phi ấp trứng
• 11:59 14/10/2021

Vaccine phòng bệnh TiLV trên cá rô phi

Vaccine bất hoạt HKV (nhiệt) và FKV (formalin) đều là những vắc xin tiêm đầy hứa hẹn để phòng bệnh TiLV trên cá rô phi.

cá rô phi
• 15:25 07/10/2021

Tác dụng đa dạng của bã mía trong nuôi cá rô phi

Bã mía giúp cải thiện năng suất, miễn dịch và là một nguồn prebiotic để thúc đẩy sự phát triển và sử dụng thức ăn của cá rô phi trong mô hình biofloc.

cá rô phi
• 11:52 01/10/2021

Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

Azomite thường được dùng để tăng cường hiệu quả tăng trưởng và khả năng kháng bệnh ở tôm cá. Nghiên cứu dưới đây còn cho thấy tác động tích cực của Azomite đến chất lượng tinh trùng của cá rô phi.

cá rô phi
• 11:44 17/09/2021

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 06:38 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 06:38 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 06:38 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 06:38 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 06:38 25/04/2024