Chuyển động kinh tế thủy sản

Tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản nhằm tăng thu nhập, giải quyết thêm nhiều việc làm cho nông dân.

Cá tra
Một ao nuôi cá tra ở H.Châu Thành, Hậu Giang. Ảnh: QMN

Mỏ vàng cá tra

Những năm gần đây, nông dân H.Châu Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang) dựa vào lợi thế nước ngọt quanh năm đã phát triển nghề nuôi cá tra trong ao phục vụ xuất khẩu. Mỗi ao rộng từ 3 đến 5ha là các thửa đất trước đây trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái hiệu quả thấp, nay lại là những “mỏ vàng cá tra” giúp nông dân ăn nên làm ra.

Hậu Giang bây giờ không chỉ người dân mà cả những vị lãnh đạo xuất thân từ gốc nông dân cũng tranh thủ các ngày nghỉ tham gia nuôi cá tra và kêu gọi mọi người cùng làm kinh tế thủy sản, đa dạng mô hình sản xuất tăng thêm thu nhập, thoát nghèo. Ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang; ông Trần Quốc Thanh, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Hậu Giang… đã và đang là những hình ảnh đẹp cho phong trào nuôi cá tra trên quê hương mình. Các vị lãnh đạo này hợp tác cùng nông dân, cùng vay vốn ngân hàng để đầu tư cho ao nuôi. Ngày nghỉ các ông tranh thủ về thăm ao, cùng cho cá ăn, cùng chia sẻ ngọt bùi với những kỹ thuật viên nuôi trồng thủy sản, với người nuôi cá để từ đó góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập. Nông dân Lê Văn Út (Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) hay nông dân Ngô Trung Hiếu (H.Lai Vũng, Đồng Tháp) cùng nhiều nông dân khác trước đây rất khó khăn giờ đồng hành cùng ông Hùng, ông Thanh… trong việc nuôi cá tra mà cuộc sống ngày càng no ấm hơn.


Ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho cá tra ăn. Ảnh: QMN

Nói về hiệu quả mô hình nuôi cá tra xuất khẩu ở Hậu Giang, ông Ngô Đức Nghĩa cho biết cá tra từ khi thả giống đến lúc thu hoạch mất khoảng 6 tháng. Người nuôi chăm sóc cá tra không thua chăm sóc “con nhỏ” rất cực song cũng mang lại nhiều niềm vui, đam mê. Khi đến kỳ xuất bán, Nhà máy chế biến thủy sản xuất khảu thuộc Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông (TP.Cần Thơ) cử lực lượng xuống thu mua tận ao, rất tiện lợi. Nếu điều kiện nuôi thuận lợi, cá không bị hao hụt, mỗi ao rộng cỡ 3 ha sau khi trừ chi phí, lãi thu về sẽ nhiều tỉ đồng.

Đa dạng mô hình

UBND tỉnh Hậu Giang dự báo đến cuối năm 2020 trên địa bàn sẽ đạt diện tích nuôi thủy sản hơn 7.535ha, sản lượng 70.620 tấn, nếu so với năm 2015 thì diện tích tăng khoảng 760ha, sản lượng tăng 10.364 tấn.

Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, thủy sản là thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Hậu Giang đã có nhiều mô hình nuôi thủy sản an toàn, chất lượng theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), SQF 1000, hình thành vùng nuôi tập trung như cá tra ở H.Châu Thành, TP.Ngã Bảy, cá đồng ở H.Vị Thủy, TX.Long Mỹ. Các loài thủy sản của Hậu Giang đã đăng ký nhãn hiệu và được thị trường nhiều nơi biết đến như cá thát lát Hậu Giang, cá rô Hậu Giang… Song song đó, mô hình nuôi các loài thủy đặc sản (ba ba, cua đinh, lươn) trong bồn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng ngành thủy sản.


Người nuôi ở H.Châu Thành, Hậu Giang theo dõi đàn cá. Ảnh: QMN

Ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang yêu cầu nông dân tiếp tục phát huy lợi thế nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tạo động lực tăng trưởng, diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2025 sẽ đạt diện tích 8.050 ha, tăng 500 so năm 2020. Toàn tỉnh phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đạt 120.000 tấn vào năm 2025, đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân 11-12%/năm. “Nuôi trồng thủy sản cần tiếp tục tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng chủ lực (cá tra, cá thát lát, cá đồng, thủy đặc sản…) đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi cho phù hợp từng vùng, từng địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỉnh khuyến khích phát triển trang trại, hình thành chuỗi liên kết để gắn kết doanh nghiệp chế biến với vùng nuôi; thiết lập mạng lưới liên kết sản xuất con giống; hướng dẫn các quy trình nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền giúp người nuôi thủy sản nắm rõ và thực hiện; hình thành hợp tác xã, tổ hợp tác để hỗ trợ nhau vốn đầu tư, thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm”, ông Hùng nói.

Thanh Niên
Đăng ngày 29/04/2020
Quang Minh Nhật
Kinh tế

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 22:42 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 22:42 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 22:42 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 22:42 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 22:42 25/04/2024