Hàng thủy sản đông lạnh đã được Bộ NN&PTNT xác nhận là sản phẩm chế biến

Tại công văn gửi Bộ Tài chính mới đây, Bộ NN&PTNT cho biết ba hoạt động là: Chế biến từ sản phẩm tươi sống đã qua đông lạnh đến -180 độ C; chế biến từ sản phẩm tươi sống thành sản phẩm chín và chế biến từ nguyên liệu có pha trộn gia vị phụ liệu để ra hàng giá trị gia tăng đều là hoạt động chế biến thủy sản.

tôm đông lạnh
Các sản phẩm này được phân vào nhóm ngành 102-1020: chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

Đồng thời các sản phẩm này được phân vào nhóm ngành 102-1020: chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

Trước đó, ngày 22/9, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng đã gửi ý kiến đồng nhất với Bộ NN&PTNT dựa theo căn cứ Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC) ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/7/2018.

Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tiếp tục chờ ý kiến từ phía Bộ Tài chính về vấn đề này.

Trước đó, ngày 30/7, VASEP đã gửi công văn số tới Tổng cục Thuế nêu vướng mắc về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chế biến thủy sản và đề xuất nội dung sửa đổi Thông tư 26/2015/TT-BTC.

Công văn được đưa ra sau khi nhận được liên tiếp các phản ánh của doanh nghiệp thủy sản Hội viên VASEP về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho ngành chế biến thủy sản liên quan đến quy định và việc thực thi Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 và Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015.

Theo những văn bản này, hầu hết mặt hàng thủy sản chế biến xuất khẩu bị áp sang là hàng “sơ chế” thay vì là “chế biến” khiến các doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN và gây nhiều bức xúc cho cộng đồng doanh nghiệp thủy sản.

Ngày 16/6, VASEP đã gửi công văn số tới Cục Thuế tỉnh Cà Mau có ý kiến về chính sách thuế TNDN đối với hoạt động chế biến thủy sản.

Kinh tế & Tiêu dùng
Đăng ngày 03/11/2020
H.Mĩ
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 07:55 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 07:55 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 07:55 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 07:55 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 07:55 20/04/2024