Lo ngại về sự đa dạng sinh học ở cá rô phi

Từ lâu, cá rô phi đã trở thành loài nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, đây là mặt hàng nhập khẩu của nhiều quốc gia đặc biệt là Mỹ và Châu Âu. Ban đầu chúng được nuôi nhiều ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam,… sau đó chúng bắt đầu lan dần ra cho đến cả Châu Phi. Tuy nhiên từ đây cá rô phi cũng trở thành mối đe dọa cho sự đa dạng sinh học cho các loài bản địa.

cá rô phi lai
Sự lai tạo giữa cá rô phi du nhập và loài địa phương trở thành mối đe dọa đến sự đa dạng sinh học

Một nghiên cứu gần đây tại Tanzania về vấn về lai tạp giữa cá rô phi bản địa và rô phi du nhập. Theo tác giả, con lai giữa cá rô phi được nuôi thoát ra ngoài và họ hàng ngoài tự nhiên của chúng đã có những tác động tiêu cực cả về sự đa dạng sinh học và sản xuất nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt họ cho rằng con lai là mối đe dọa đến sự độc nhất của quần thể bản địa, đồng thời chính là nguy cơ gây nên tình trạng còi cọc ở cá nuôi. Hiện các nhà nghiên cứu ở đại học Bristol, Roehampton, Bangor và viện nghiên cứu thủy sản Tanzania (TAFIRI) và Earlham đang phát triển nguồn gen có thể nhanh chóng phát hiện vấn đề đang xuất hiện trong các quần thể cá.

Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) với đặc điểm tốc độ tăng trưởng nhanh và khả năng chóng chịu cao trong các điều kiện môi trường khác nhau nên chúng được nuôi nhiều ở các vùng nhiệt đới. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là chúng sẽ cạnh tranh với các loài bản địa tại nơi chúng thoát ra ngoài. Các loài địa phương như Oreochromis korogwe, được biết là loài sống ở phía Bắc Tanzania và gần đây được xác nhận xuất hiện ở hồ các quốc gia phía Nam hiện đang bị đe dọa.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy cá rô phi vằn đã lai với những loài bản địa khác ở Tanzania. Việc bắt được các mẫu cá O. korogwe mang những đặc điểm của cả cá rô phi bản địa và nuôi đã được xác nhận là mối lo ngại – một hồi chuông cảnh báo giữa các nhà nghiên cứu.

Vấn đề được nêu ra chính là cá rô phi bản địa có sự thích nghi cụ thể với môi trường địa phương và điều này có thể dễ dàng bị phá vỡ hay không khi cá rô phi vằn lại có thể sinh sản với chúng cho ra các con lai.

Một phân tích di truyền sử dụng tế bào vi mô cho thấy những con cá này thực sự là con lai, nhưng việc giải trình tự toàn bộ gen của các quần thể O. korogwe ở phía Bắc và phía Nam Tanzania cho thấy điều khá bất ngờ. Theo Tiến sĩ Adam Ciezarek của viện Earlham, những con cá được thu ở hồ phía Nam Tanzania và thậm chí những con không giống con lai khi kiểm tra đều cho thấy có một số DNA của cá rô phi vằn trong bộ gen của chúng.

Một điều thú vị khác chính là sự pha trộn vật chất di truyền này không có ở O. korogwe ở phía Bắc.

Tanzanian là nhà của mười ba loài cá rô phi độc đáo khác nhau bao gồm cả O. korogwe. Sự khác biệt giữa O. korogwe ở phía Bắc và Nam đã làm nổi bật những điểm đáng quan ngại đối với đa dạng sinh học ở địa phương, theo đó các quần thể cá độc nhất mới được phát hiện có lẽ đã bị đe dọa.

Tiến sĩ Antonia Ford của Đại học Roehampton cho biết: “Chúng tôi đã xác định được những quần thể cá rô phi độc đáo khác biệt với những quần thể khác và ngay khi chúng tôi mô tả sự đa dạng sinh học mới đó, chúng tôi nhận thấy chúng đang lai tạo với những loài ngoại lai. Có lẽ chúng đã như thế trước khi cả chúng tôi phát hiện ra”.

Việc lai tạp có thể tác động tiêu cực đến các trang trại cá rô phi ở địa phương. Cá lai du nhập có thể ngẫu nhiên lai với các loài lai tạo đặt biệt được nuôi ở các trại cá và qua nhiều thế hệ có thể dẫn đến còi cọc và giảm năng suất. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thiệt hại kinh tế đáng kể.

Do đó, điều quan trọng đối với cả nông dân và sự đa dạng sinh học chính là phát hiện và ngăn chăn các sự kiện lai tạp như vậy. Hiện nhóm nghiên cứu đang phát triển các nguồn gen có thể giúp các nhà chọn giống và bảo tồn phát hiện ra sự lai tạp trên thậm chí ở giai đoạn ấu trùng - đây là giai đoạn khó xác định hơn so với giai đoạn trưởng thành.

Theo giáo sư Martin Genner của Đại học Bristol cho biết: “Về lâu dài, chúng tôi hy vọng rằng công việc của mình sẽ giúp cung cấp thông tin về việc bảo tồn và quản lý các loài cá rô phi bản địa ở Châu Phi thông qua các biện pháp can thiệp có lợi cho cả môi trường tự nhiên và con người. Một bước quan trọng tiếp theo chính là xây dựng sự hiểu biết đầy đủ hơn về các yếu tố sinh thái, xã hội và kinh tế về các tác động của những loài ngoại lai và điều này sẽ cho phép xác định cũng như thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và an ninh lương thực”.

Concerns over tilapia biodiversity by The Fish Site.

Đăng ngày 23/11/2020
Triệu
Môi trường

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 21:43 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 21:43 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 21:43 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 21:43 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 21:43 20/04/2024