Mặn mòi hương vị biển cả

Từ nghề làm nước mắm thủ công truyền thống gia đình, chủ hãng đồng thời là người làm vừa chèo ghe đi bán; Từ “làm nước mắm là nghề của người nghèo” đến công nghệ sản xuất hiện đại, có đội ngũ lao động lành nghề, bán hàng chuyên nghiệp, ông trở thành một doanh nhân thành đạt. Gần nửa thế kỷ góp vào bữa ăn ngon của nhiều gia đình, ông bảo rằng: hương vị nước mắm hồi đó sao giờ vẫn y vậy!

nuoc mam
DNTN Hồng Hương đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất quản lý  vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.

Cái hương đậm đà, mặn mòi vị biển cả ấy, ông đã giữ gìn và phát triển.

Chúng tôi hẹn gặp ông ngày trời nắng đẹp sau mấy bữa mưa dầm. Người đàn ông 58 tuổi khỏe khoắn ngồi đối diện với chúng tôi có nước da đen sạm, giọng nói rắn rỏi và tiếng cười hào sảng miền sông nước rất gần gũi, chân thành.
 
“Nói mấy em đừng cười, hồi đó chỉ người nghèo mới làm nước mắm, vì nó cực lắm, nhà giàu chịu đâu nổi”- ông bắt đầu câu chuyện 40 năm về trước. Có lẽ từ nền tảng “cực khổ” như vậy đã cho ông bản lĩnh chèo lái con thuyền công ty vững vàng vượt lên và sẵn sàng nắm cơ hội để tạo đột phá. Ông là doanh nhân Nguyễn Minh Vũ- Chủ DNTN Chế biến thực phẩm và thương mại Hồng Hương (xã An Bình- Long Hồ).

Nghề của người nghèo

Ông bảo nghề nước mắm cực, nói hoài cũng không hết. Từ những năm 1950 của thế kỷ trước, cha mẹ, mấy cậu của ông ủ cá trong những chiếc tĩnh sành nhỏ, sản phẩm bán loanh quanh chợ vườn. Năm 18 tuổi, ông bước vào “nghề của người nghèo” và mấy cậu tận tình truyền đạt “bí kíp”. Ông dần mê cái hương vị mặn mòi, quyến rũ đó. Mê những mùa cá linh xoi xói đầy ắp ghe mùa nước nổi…

“Mê lắm! Hồi đó cá nhiều vô kể. Người ta chở cá tới tận hãng, ép đổ cá mùa sau lấy tiền. Các hãng nước mắm làm ăn nở nồi luôn, mỗi năm mỗi xây bồn mới lớn hơn từ 50 tấn, tới trăm ngoài tấn cá. Lúc đó khoảng 1975- 1985, nghề nước mắm rất thuận lợi, thị trường ăn hàng mạnh, giá cá, giá muối rẻ rề. Các hãng nhỏ có điều kiện phát triển nhanh hơn, nước mắm An Bình tỏa đi khắp xứ Cà Mau, Kiên Giang. Hãng nào cũng có 5- 7 ghe đợi sẵn bến sông chở hàng đi bán. Mỗi chuyến đi chèo ghe cả nửa tháng, nước mắm đựng trong những cái tĩnh nhỏ 3,5 lít, nặng trịch. Chủ hãng cũng đồng thời người làm công kiêm luôn bán hàng”- ông mê mải nói về những mùa nước mắm cũ.

Cá từ đồng, từ biển đem về, theo cách làm nước mắm truyền thống là ủ chượp, cứ 1 lớp cá 1 lớp muối với tỷ lệ 3:1, cho vào thùng gỗ lớn rồi gài nẹp nén lại. Sau đó, mở nút lù dưới đáy thùng để hứng nước bổi (nước nhất).

Phần còn lại trong thùng được cho nước bổi vào, thêm muối lên men tiếp rồi rút tiếp nước hai, gọi là nước nhì (nước mắm nhĩ), rồi nước ba, sau đó trộn các nước lại là thành phẩm.

Cực nhất là khâu tát nước mắm cốt (nước nhất) lên thùng gỗ trở lại, vì thùng cao hơn đầu người mà phải tát bằng gáo nhỏ nên mình mẩy như tẩm… nước mắm, tát ròng cả năm trời… Cho đến khi nước mắm hình thành với hương vị thơm đặc trưng màu nâu cánh gián.

Làm nước mắm “lời lên con số nhân” nên rất phát triển, chỉ riêng khu vực Long Hồ đã có 34 hãng. Rồi những năm 1990, nghề nước mắm gặp khó do nhiều hãng cạnh tranh, các tỉnh khác hồi phục sản xuất, giá muối bấp bênh, cá ít đi, cơ sở nhỏ “đeo” không nổi, rơi rụng dần.

Đến năm 2000, tình hình khó khăn hơn, lượng cá giảm còn chừng 1/5- 1/6 so với trước và rất cạnh tranh, các cơ sở sản xuất giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

Ông trầm ngâm nói về giai đoạn khó khăn, rồi ánh mắt chợt sáng lên đầy tự hào: “Làm nước mắm cực là vậy, nhưng vui nhất là anh em chung nghề rất gần gũi, đoàn kết, không giấu nghề, mến nhau là ở chỗ làm cùng nghề nhưng không nói xấu nhau. Thường nhường nhịn, chia sẻ nguồn cá chứ không tranh giành. Chúng tôi chỉ lo sản xuất chứ không lo cạnh tranh mối bán, vì mỗi người có một hương vị đặc trưng, khách hàng ưng rồi thì ăn hoài, người khác khó nhảy vô được”.

Ông bảo rằng, sự chân tình của người làm nước mắm cũng là một truyền thống, vì những khi “hễ đi lấy cá đều hú hí đi chung, cột ghe lại cùng 1 bè. Không chỉ là đồng nghiệp, anh em, người làm nước mắm còn làm sui gia với nhau. Lớp trẻ giờ quan hệ cũng thân thiết”.

Và đối với ông “không gì nhớ bằng những đêm khuya dừng tàu trên cửa biển, mặt biển êm ru, trăng tròn vành vạnh, mấy đứa nhỏ lấy đờn gãy tịch tang nghe mà đã, mà sướng người” và ông bật cười vô cùng sảng khoái.

Ba thế hệ - một hương vị nước mắm

Ông đúc kết: “Người làm nghề nước mắm rất dồi dào tình cảm”, tình cảm đó đã truyền từ thời cha mẹ, mấy cậu đến ông và tiếp tục truyền nó cho thế hệ tiếp theo. Và vì vậy, ông bảo luôn dặn con mình: “Đừng bao giờ đánh mất những gì ban đầu. Đó là phong cách gần gũi lao động công nhân như anh em, bạn bè. Bởi họ trực tiếp làm ra sản phẩm, cực khổ nên phải thương quý nhiều hơn”.

Chỉ những người vươn lên từ nghèo khó, mới thấu hiểu nỗi vất vả của người lao động như vậy. Còn trong buôn bán, ông bảo phải “luôn quan tâm đến khách hàng bằng tấm lòng”. Nhờ vậy mà thị trường của Hồng Hương ngày càng củng cố, “khách hàng ăn nước mắm trung thành với hương vị của mình.

Hồi trước, người dân chợ Đồng Phú là mối ruột, nước mắm hết không kịp đem tới, họ chỉ ăn muối. Người dân chợ Mỹ Tây (Tiền Giang) thường ăn nước mắm tự nấu, ăn hàng của mình rồi họ… ghiền không nấu nữa” và ông bảo đến nay thị trường đã mở rộng hơn, từ đồng bằng đến miền Đông, đặt chân vào hệ thống Siêu thị Co.opmart, BigC, Vissan…

Sản phẩm của doanh nghiệp từ bình dân, đến cao cấp 400, 600 đạm, mẫu mã, bao bì thay đổi bắt mắt hơn, nhưng “chất lượng và hương vị nước mắm hồi đó sao giờ vẫn y vậy”- ông chắc nịch.

Giữ truyền thống không có nghĩa là giậm chân tại chỗ mà phải thay đổi phù hợp từng giai đoạn. Vì thế, theo ông “ba thế hệ gia đình đã nhịp nhàng bước lên”, nếu thời mấy cậu “ủ cá tát lên tát xuống”, thời của ông “ứng dụng máy móc chút đỉnh” thì thế hệ con trai “đã đem trình độ, công nghệ hiện đại vào sản phẩm”.

Ông nhìn nhận ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường rất quan trọng, nhưng “phải trên nền tảng truyền thống!”.

Hiện anh Nguyễn Tường Nam- con trai ông, đã tiếp nối nghề làm nước mắm. Và từ phương pháp ủ chượp truyền thống của gia đình, anh đã đột phá cải tiến, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất như: giải pháp sản xuất nước mắm có hàm lượng đạm cao bằng phương pháp cô đặc trong môi trường chân không.

Cùng với đó các sản phẩm nước mắm chất lượng cao đã góp mặt trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Đặc biệt hơn, quy trình công nghệ sản xuất nước tương bằng phương pháp hóa giải, sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định Bộ Y tế của anh đã vinh dự nhận giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật Trần Đại Nghĩa.




Là một trong 3 doanh nhân Vĩnh Long đạt danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu toàn quốc năm 2013, ông Nguyễn Minh Vũ được trao danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu khối doanh nghiệp địa phương.

Vĩnh Long không phải là vùng nguyên liệu. Nhưng sản phẩm nước mắm Vĩnh Long được người tiêu dùng ưa chuộng và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Theo các doanh nghiệp, lợi thế Vĩnh Long là có thị trường tiêu thụ tại chỗ, nên dù phải mua nguyên liệu từ biển Phú Quốc nhưng giá thành vẫn rẻ hơn sản xuất tại các vùng nguyên liệu đó. Có thể kể đến những thương hiệu nước chấm nổi tiếng như: Hồng Hương, Đại Phát, Hòa Hiệp…

Báo Vĩnh Long Online, 20/10/2013
Đăng ngày 21/10/2013
Bài, ảnh: TRẦN PHƯỚC – THẢO LY
Chế biến

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 11:33 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 11:33 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 11:33 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 11:33 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 11:33 25/04/2024