Nuôi trồng thủy sản ở Lý Sơn, đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân

Lý Sơn là huyện đảo của tỉnh Quảng Ngãi, có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái biển lý tưởng và rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, BĐKH với thời tiết phức tạp, bất thường đang đặt ra cho Lý Sơn yêu cầu thích ứng để ổn định sản xuất, mang lại hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.

Đảo Lý Sơn
Thích ứng biến đổi khí hậu gắn với giảm nghèo bền vững tại Lý Sơn. Ảnh: VnExpress

Môi trường thay đổi bất thường

Nằm cách đất liền khoảng 15 hải lý, Lý Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi biển. Những năm qua, người dân tại đây không ngừng mở rộng diện tích, số lượng lồng bè để nuôi các loại hải sản như tôm hùm, cá bớp, cá mú... Việc phát triển ồ ạt, tự phát khiến môi trường thay đổi, ô nhiễm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, hiệu quả mang lại chưa được như kỳ vọng.

Một trong những biện pháp khắc phục được ngành thủy sản Lý Sơn hướng đến là các hộ nuôi trồng thủy sản phải thực hiện đăng ký và bảo đảm hoạt động trên biển theo quy hoạch, thực hiện nghiêm các giải pháp bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, bảo đảm phát triển bền vững và phù hợp với các quy định.

Anh Võ Văn Sĩ (thôn Tây An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, những năm trước, do ảnh hưởng của BĐKH, diễn biến thời tiết phức tạp và ô nhiễm, trong khi người dân lại thiếu chủ động trong ứng phó, xử lý môi trường dẫn đến thủy sản không kịp thích nghi, nên có thời điểm, cá bớp chết hàng loạt, nhiều gia đình trắng tay.

Nuôi trồng thủy sản

Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường, nghề nuôi trồng thủy sản ở Lý Sơn đang có những bước chuyển biến mới

Trước thực trạng này, huyện Lý Sơn đã quy hoạch 3 khu vực nuôi trồng thủy sản trên biển với diện tích 50ha mặt nước quanh đảo. Đây là địa điểm có môi trường đảm bảo cũng như thuận lợi trong việc di chuyển đến khu vực an toàn mỗi khi có thiên tai, bão gió. Do diện tích để neo trú lồng bè trên đảo hạn chế nên địa phương thường xuyên vận động, tuyên truyền người dân không tăng thêm số hộ gia đình nuôi, đồng thời, mở rộng diện tích nuôi vừa phải trong vùng quy hoạch. Chính quyền huyện Lý Sơn cũng khuyến cáo người dân lựa chọn thời điểm nuôi, thả giống phù hợp để tránh thiệt hại, đặc biệt vào cuối năm do đây là thời điểm Lý Sơn thường xuyên hứng chịu nhiều cơn bão.

Từng bước thích ứng

Anh Huỳnh Ngọc Thảo (thôn Đông An Hải, Lý Sơn) chia sẻ: Bắt đầu nuôi cá bớp từ năm 2017, nhưng đến năm 2022, anh mới “trúng đậm” vì vừa được mùa lại được giá. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm cùng với việc mưa bão thường xuyên, phải di chuyển lồng bè đến khu vực khác có môi trường không đảm bảo dẫn đến nhiều lồng cá bị chết, thua lỗ. Các năm sau đó, hoặc vừa đủ vốn hoặc lãi ít, nhưng năm nay, cá nuôi phát triển tốt và giá cao nên gia đình anh rất phấn khởi.

Những năm gần đây, sản lượng hải sản ở Lý Sơn không chỉ phục vụ trong tỉnh mà còn xuất bán thị trường trong nước. Trong 8 tháng năm 2022, huyện đảo Lý Sơn đã xuất bán hơn 500 tấn hải sản. Với giá tăng cao như hiện nay, sau khi trừ các chi phí, thu nhập của người dân ở huyện đảo đạt từ 400 triệu đến hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.

Cá bớp

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình nuôi cá bớp với hiệu quả tăng rõ rệt

“Bây giờ chính quyền đã quy hoạch một khu nuôi trồng riêng, đồng thời hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tạo hệ thống xử lý nước thải chung, thu gom rác quanh lồng bè để tránh ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái nên hiệu quả tăng rõ rệt. Nếu trung bình mỗi kg cá thương phẩm đầu tư hết 100.000 đồng thì mỗi con cá bán ra có trọng lượng 5 - 6kg cũng lãi từ 400.000 - 500.000 đồng”, anh Thảo cho hay.

Theo ông Đặng Tấn Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn: Hiện trên địa bàn Lý Sơn có hơn 50 hộ nuôi cá bớp với trung bình mỗi bè từ 20 - 30 ao lồng. Bên cạnh đó còn tôm hùm và nhiều loại cá thương phẩm như cá chim, cá bè, cá tầm ma…. Cá bớp được nuôi đại trà do phù hợp với điều kiện nuôi ở đảo.

Nuôi trồng thủy hải sản

Chiến lược của huyện thời gian tới về ngành thủy sản sẽ phát triển theo hướng bảo tồn. Ảnh: Tạp chí Thủy Sản

Nhờ đầu ra ổn định nên người dân làm nghề nuôi trồng thủy sản trên đảo cũng có thu nhập rất khá. Trung bình mỗi năm, một hộ dân có thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng sau khi trừ hết các chi phí. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản ở địa phương vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, chưa quy mô. Chiến lược của huyện thời gian tới về ngành thủy sản sẽ phát triển theo hướng bảo tồn.

“Chúng tôi cũng tuyên truyền cho bà con nâng cao ý thức về giữ gìn môi trường biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại huyện đảo. Đồng thời tăng cường kiểm tra việc xả thải đối với các bè nuôi trồng thủy sản, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định. Khi đó mới có thể hình thành được vùng nuôi trồng thủy sản bền vững, đảm bảo sinh kế lâu dài cho người nuôi trồng thủy sản ở huyện đảo Lý Sơn” - ông Thành cho biết.

Báo Tài nguyên & Môi trường
Đăng ngày 06/10/2022
PV
Nuôi trồng

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 11/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:00 09/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 10:13 08/12/2023

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:15 07/12/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 01:36 12/12/2023

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:36 12/12/2023

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 01:36 12/12/2023

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 01:36 12/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 01:36 12/12/2023