Tàu khai thác thủy sản thải ra hơn 64.100 tấn rác thải nhựa mỗi năm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng rác, chất thải thải từ hoạt động sản xuất, đánh bắt thủy sản là rất lớn. Trong đó, chỉ riêng các tàu khai thác thủy sản, loại có chiều dài từ 6m trở lên đã phát sinh hơn 64.100 tấn rác thải nhựa mỗi năm.

Đánh bắt cá
Thủy sản là ngành sản xuất chịu tác động mạnh mẽ của ô nhiễm môi trường bởi hoạt động sản xuất, đánh bắt thủy sản là rất lớn. Ảnh: thesaigontimes.vn

Theo thông tin, nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức chấp hành của người dân chưa cao; việc thu gom, phân loại, xử lý chất thải trong hoạt động nuôi trồng thủy sản chưa được thực hiện và người nuôi tôm vẫn xả chất thải trực tiếp ra môi trường…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê, ước tính lượng chất thải rắn từ việc nuôi tôm ra môi trường là 123 tấn/vụ/héc-ta, nước thải hơn 5.000m3, bùn thải từ hoạt động nuôi cá tra là gần 33,3 tấn (gồm cả bùn và nước).

Thêm vào đó, tàu khai thác thủy sản của cả nước có chiều dài từ 6m trở lên đã phát sinh hơn 64.100 tấn rác thải nhựa mỗi năm. Lượng rác thải thất thoát ra biển chủ yếu từ nguồn sinh hoạt là 2.288 tấn/năm và một phần từ ngư lưới cụ bị mất thụ động…

Tổng cục Thủy sản đang tổ chức khảo sát, xác định rõ các vấn đề môi trường trọng tâm của ngành, thực hiện các nhiệm vụ về đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030.

Tổng cục cũng lên kế hoạch, đề xuất các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản; phối hợp với các doanh nghiệp, địa phương, viện trường tìm kiếm công nghệ tái chế, xử lý chất thải từ hoạt động thủy sản; thực hiện các mô hình tận dụng, sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản.

Mục tiêu là giảm tối đa các tác động của quá trình sản xuất thủy sản đến môi trường và khuyến khích các bên liên quan cùng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường của ngành.

Đơn cử như trong năm 2022, Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản, tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới tại Việt Nam (WWF) thực hiện thí điểm mô hình thu gom rác thải nhựa phát sinh trong quá trình khai thác thủy sản của 25 tàu cá.

Bên cạnh đó, đơn vị lắp đặt 6 thùng rác 3 ngăn phục vụ phân loại rác thải tại nguồn ở Đà Nẵng. Kết quả sau 6 tháng thực hiện thí điểm, lượng rác thải thu gom được là 570kg bao gồm ngư lưới cụ hỏng, túi ni lông, thùng xốp, chai lọ, vỏ lon bia…

Những năm qua, ngành thủy sản Việt Nam tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế. Tổng sản lượng thủy sản đến tháng 11-2022 là gần 8,2 triệu tấn, đạt 94,3% so với kế hoạch cả năm.

Trong đó, sản lượng khai thác là 3,5 triệu tấn, sản lượng nuôi là 4,6 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 10 tháng đầu năm 2022 đạt 9,4 tỉ đô la Mỹ, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm trên 7% thị phần giao thương thủy sản toàn cầu.

Tạp Chí Của UBND TPHCM
Đăng ngày 25/11/2022
T. Đào
Môi trường

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Bình Định: Ban hành quy trình kiểm soát, quản lý rác thải nhựa đại dương tàu cá

Sở NN&PTNT Bình Định vừa có Quyết định số 89/QĐ-SNN về việc ban hành quy trình kiểm soát, quản lý rác thải nhựa đại dương của tàu cá trong chuyến biển trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Khai thác thủy sản
• 10:39 05/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 12:40 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 12:40 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 12:40 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:40 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 12:40 19/03/2024