Thay đổi tư duy làm nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, các tỉnh ĐBSCL từng bước điều chỉnh chiến lược phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).

ao nuôi tôm
Phát triển nghề nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế chủ lực ở vùng ven biển ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức.

Vùng ĐBSCL có 13 tỉnh, thành phố với tổng diện tích hơn 40.600 km2 đang đặt mục tiêu phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với BĐKH. 6 vùng sinh thái nông nghiệp gồm: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, dọc sông Tiền - sông Hậu, Tây sông Hậu, Bán đảo Cà Mau và ven biển Đông đi theo hướng đó.

Trong bối cảnh BĐKH vùng ĐBSCL chia thành 3 tiểu vùng đặc thù: Tiểu vùng ngập sâu, tính toán để trữ nước ngọt, hình thành các khu vực ngập nước theo mùa. Tiểu vùng giữa đồng bằng phát triển nông nghiệp đa dạng và chuyên sâu, là vùng ngập nông. Tiểu vùng ven biển và hải đảo, chịu ảnh hưởng xâm ngập mặn chuyển đổi SX nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, gắn với trồng rừng ngập mặn, khôi phục dần hệ sinh thái rừng ở bán đảo Cà Mau.

Dựa vào lợi thế tự nhiên các tiểu vùng sinh thái, Nghị quyết số 120/NQ-CP đã xác định rõ quan điểm chuyển từ “sống chung với lũ” sang “chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn”. Định hướng phát triển nông nghiệp của vùng trong thời gian tới là chuyển tư duy SX nông nghiệp thuần túy sang SX hàng hóa đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ số lượng sang chất lượng. Ngành nông nghiệp xoay trục phát triển với 3 nhóm sản phẩm chủ lực theo thứ tự ưu tiên là thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo. Theo đó nhắm vào áp dụng, nhân rộng những mô hình nông nghiệp giá trị cao và bền vững nhằm tạo đột phá.

Điểm sáng sau hơn 3 năm thực hiện NQ 120/NQ-CP, An Giang, Đồng Tháp đã có chuyển biến tích cực. An Giang phát triển nông nghiệp theo hướng SX gắn với chế biến sản phẩm có trọng tâm, trọng điểm gắn với các tiểu vùng sinh thái, trong đó thủy sản nước ngọt là sản phẩm chủ lực.

Hiện An Giang thực hiện đề án tái cơ cấu SX nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch hướng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm trên cơ sở bảo đảm gắn kết chuỗi sản phẩm hàng hóa, tham gia sâu vào chuỗi giá trị mang tính chất liên tỉnh, liên vùng.

Trong khi đó tỉnh Đồng Tháp có nhiều diện tích đất SX nông nghiệp trong vùng ngập sâu, chịu ảnh hưởng mùa lũ, chuyển đổi canh tác lúa từ 3 vụ sang 2 vụ hoặc 1 vụ trồng lúa, 1 vụ nuôi trồng thủy sản, trồng sen hoặc các cây trồng khác để nâng cao hiệu quả.

Dựa trên điều kiện đặc thù của tỉnh, qua hơn 3 năm thực hiện NQ 120/NQ-CP tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức SX phát triển nông nghiệp hàng hóa theo mô hình HTX. Tổ chức lại không gian SX, quy mô SX, quy hoạch lại ngành hàng phù hợp với mỗi vùng sinh thái đặc trưng. Xây dựng HTX trở thành chỗ dựa, phát huy kinh tế hộ nhỏ lẻ, giữ vai trò liên kết với doanh nghiệp.

Trong những năm qua ở các tỉnh thuộc vùng phù sa ngọt ở trung tâm đồng bằng như: Vĩnh Long, Hậu Giang, TP Cần Thơ đã chuyển đổi mô hình SX, không ưu tiên lúa nữa mà sang cây ăn trái, hình thành vùng SX lúa ổn định.

Vùng ven biển các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… tận dụng lợi thế hệ sinh thái ngọt mặn lợ, chuyển đổi SX tùy theo mùa vụ, xem nước mặn như một nguồn tài nguyên phát triển nuôi trồng thủy sản. Các mô hình SX thích ứng BĐKH đang phát huy hiệu quả gồm lúa - màu, lúa - tôm, trồng cỏ chăn nuôi bò, dê…

Các tỉnh thuộc vùng bán đảo Cà Mau phát huy lợi thế rừng ngập mặn áp dụng chuyển đổi theo mô hình nông - lâm kết hợp, với các mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ngập mặn, luân canh tôm - lúa, tràm - thủy sản, tràm - lúa - thủy sản.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng BĐKH, các địa phương cần sự hỗ trợ Bộ NN-PTNT và các cơ quan chuyên môn trong nghiên cứu thị trường để xác định hướng đi cho các ngành hàng chiến lược. Theo đó, hướng phát triển thủy sản, tăng diện tích cây ăn quả và SX lúa gạo nhưng giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả. Trong đó, chú trọng hoạt động nghiên cứu các loại giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản có năng suất, chất lượng cao.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 06/11/2020
Hữu Đức
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 19:49 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 19:49 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 19:49 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 19:49 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 19:49 19/04/2024