Thủy sản xuất sang Trung Quốc bị ảnh hưởng vì nhân dân tệ mất giá

Thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi đồng tiền của nước này (đồng NDT) đang bị mất giá trong cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung.

Thủy sản xuất sang Trung Quốc bị ảnh hưởng vì nhân dân tệ mất giá
Có khoảng 150 DN thủy sản Việt Nam xuất khẩu hàng sang Trung Quốc. Ảnh: T.H

Giá trị của VNĐ so với NDT tăng lên

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung Quốc là một trong 4 thị trường có giá trị nhập khẩu (NK) thủy sản Việt Nam trên 1 tỷ USD mỗi năm và được đánh giá là một trong những thị trường quan trọng và có tiềm năng tiêu thụ thủy sản lớn.

Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh gần 50% giá trị NK thủy sản Việt Nam năm 2017 với gần 1,3 tỷ USD, năm 2018, XK sang thị trường Trung Quốc đảo chiều, giảm 5%, đạt trên 1,2 tỷ USD. Và trong quý I năm nay, XK thủy sản Việt Nam sang thị trường này vẫn tiếp tục đà sụt giảm 5%, đạt 239 triệu USD.

Bên cạnh những nguyên nhân như Trung Quốc siết chặt thương mại mậu biên, thủy sản Việt Nam phải cạnh tranh với hàng của Ấn Độ và Ecuador, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã làm xáo trộn thị trường, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của người Trung Quốc, mới đây đồng NDT mất giá cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng đến XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.

Đến giữa tháng 5/2019 đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang bị phá giá thấp nhất so với đồng USD kể từ tháng 12/2018 khi cuộc chiến thương mại đang leo thang.

Theo đánh giá của VASEP, trong bối cảnh đồng NDT liên tục bị phá giá và mất giá nhiều hơn so với mức mất giá của đồng tiền của Việt Nam (VNĐ) trước đồng USD, sẽ tạo ra chênh lệch mất giá giữa đồng NDT so với VNĐ là rất lớn. Vì thế, giá trị của VNĐ so với NDT tăng lên. Trong trường hợp này, giá hàng hóa XK từ Việt Nam trong đó có các mặt hàng thủy sản sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho XK của Việt Nam.

Trong khi đó, nước cạnh tranh XK lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc (nhất là mặt hàng tôm) là Ấn Độ, đang có nguồn cung tôm giá rẻ hơn (nhờ lợi thế giá thành thấp hơn), trong khi đồng rupee cũng bị phá giá sâu so với USD, nên chênh lệch mất giá với NDT ít hơn so với đồng VNĐ. Do vậy, Ấn Độ sẽ đẩy mạnh XK sang Trung Quốc và Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh mạnh hơn.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng 

Hiện nay, Việt Nam có hơn 150 doanh nghiệp (DN) tham gia XK thủy sản sang thị trường Trung Quốc, trong đó có khoảng 45 DN XK cá tra, basa, và gần 50 DN XK tôm, và một số DN hải sản.

Theo tính toán bước đầu, một số lượng đáng kể DN XK sang thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng chắc chắn sẽ làm giảm doanh số thủy sản XK nói chung và sẽ tác động đến các thị trường khác trong khu vực vì chỉ cần nhu cầu giảm tại Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến các nền kinh tế Đông Nam Á.

Quý I/2019, XK tôm, cá tra của Việt Nam sang Trung Quốc đều giảm (tôm giảm 15%, cá tra giảm gần 2%) khiến tổng giá trị XK thủy sản sang thị trường này giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 239 triệu USD.

Mặc dù XK cá ngừ sang thị trường này tăng mạnh 223%, cua ghẹ và cá biển tăng lần lượt 29% và 16% cũng không kéo được kim ngạch tăng, vì những sản phẩm này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc, trong khi tôm và cá tra chiếm tới 80% XK.

Mặc dù vẫn đứng thứ 4 trong top các thị trường NK thủy sản Việt Nam nhưng tỷ trọng của thị trường Trung Quốc trong tổng XK thủy sản Việt Nam giảm rõ rệt từ 15% năm 2017 xuống còn 14% năm 2018 và tiếp tục xuống 12% trong quý I/2019.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ít nhiều đã và đang gây ảnh hưởng đến thương mại thủy sản của Trung Quốc khiến cung – cầu xáo trộn. Các nhà NK Trung Quốc rõ ràng đang có xu hướng lựa chọn tôm Ấn Độ giá rẻ thay vì tôm Việt Nam trong thời gian gần đây, khiến cho XK tôm Việt Nam bị sụt giảm liên tục từ năm ngoái đến nay.

Theo nhận định của VASEP, với các yếu tố không thuận lợi như hiện nay, dự báo XK thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2019 khó có thể phục hồi.

Tuy nhiên, các DN được khuyến cáo, khi XK thủy hải sản sang thị trường Trung Quốc, DN cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng khâu kiểm dịch, và hợp tác chặt chẽ với Thương vụ Đại sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc trong tìm hiểu đối tác trước khi XK.

Báo Hải Quan
Đăng ngày 17/05/2019
Lê Thu
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Đánh giá thị trường thức ăn thủy sản tại Việt Nam

Thị trường thức ăn thủy sản Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, được dự đoán sẽ đạt 2.38 tỷ USD vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 3.94 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR 4% trong giai đoạn dự báo (Mordor Intelligence).

Thức ăn thủy sản
• 10:11 09/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 02:36 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 02:36 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:36 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 02:36 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:36 17/04/2024