Trung Quốc khống chế dịch, doanh nghiệp Việt thở phào

Dịch COVID-19 được khống chế tại Trung Quốc đang tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp của Việt Nam, vì đây là thị trường nhập khẩu nông sản và cung ứng nguyên liệu giá rẻ cho Việt Nam.

Chế biến cá tra
Chế biến cá tra xuất khẩu.

Theo các doanh nghiệp, mặt hàng lúa gạo, rau củ sẽ hưởng lợi đầu tiên khi Trung Quốc mở cửa thị trường rộng rãi trở lại. Các mặt hàng khác như thủy sản, hạt điều, hạt tiêu, cà phê... sẽ chậm hơn một vài tháng. Nhiều doanh nghiệp đang tích cực chuẩn bị khi dịch bệnh tại châu Âu và Mỹ đang hết sức phức tạp.

Tín hiệu vui

"Dù chưa thể tăng cường xuất khẩu ngay trong tháng 4 này, nhưng việc Trung Quốc bắt đầu khống chế được dịch covid-19 là một tín hiệu vui cho ngành điều trong bối cảnh các thị trường lớn khác như Mỹ và châu Âu vào khủng hoảng vì dịch bệnh" - ông Phạm Văn Công, chủ tịch Hiệp hội Điều VN (Vinacas), nói.

Ông Phạm Văn Công cho biết sau năm 2019 thành công, ngành điều VN đặt mục tiêu xuất khẩu 2020 đạt 4 tỉ USD. Tuy nhiên, dịch bệnh covid-19 đã làm đảo lộn kế hoạch của các doanh nghiệp. Khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, các doanh nghiệp tập trung bán hàng cho châu Mỹ và châu Âu, nhưng đến nay hai khu vực này đều bị dịch bệnh nặng nề. "Do đó, Trung Quốc lại là hi vọng cho xuất khẩu điều của VN trong những tháng sắp tới" - ông Công cho hay.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm của VN cũng đang kỳ vọng thị trường Trung Quốc sớm quay trở lại như trước khi dịch bệnh để giải phóng lượng hàng tồn kho. Các mặt hàng có thể tăng tốc xuất khẩu ngay là mặt hàng thiết yếu như lúa gạo, trái cây, thủy sản...

Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo tại Tiền Giang cho biết không chỉ việc dịch bệnh covid-19 được khống chế ở Trung Quốc sẽ là cơ sở để nước này tăng nhập khẩu gạo trở lại, mà dịch hại do châu chấu gây ra cũng sẽ tác động tới sản xuất lương thực của nước này và làm tăng nhu cầu gạo từ bên ngoài.

Ông Nguyễn Văn Kịch, tổng giám đốc Công ty Cafatex, cho biết còn mấy container hàng đông lạnh đi Trung Quốc nằm trong kho chưa xuất khẩu được vì covid-19. Nếu Trung Quốc tăng nhập khẩu trở lại thì đó là tin vui cho các doanh nghiệp thủy sản đang gặp nhiều khó khăn. Trước đó, các doanh nghiệp hi vọng châu Âu và Mỹ sẽ "giải cứu" hàng xuất đi Trung Quốc nhưng nay cả hai thị trường này đều gặp khó.

Vẫn chờ nguyên liệu từ Trung Quốc

Dù đã chủ động tìm kiếm nguồn cung khác nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết họ vẫn sẵn sàng quay lại nhập khẩu từ Trung Quốc khi dịch bệnh được khống chế.

Giám đốc một công ty sản xuất thuốc thú y tại Đồng Nai cho hay từ khi nguồn hàng từ Trung Quốc không còn kể từ sau tết, doanh nghiệp phải chuyển qua sử dụng nguyên liệu từ các nguồn thay thế. Một số mặt hàng phải nhập từ châu Âu hay Mỹ có giá cao gấp 2-5 lần. 

"Không dễ gì thay thế được nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc với nền sản xuất của VN. Chuyển đổi sang các nguồn cung cấp khác không chỉ khó về giá cả mà còn cả về chủng loại hàng hóa và phương thức thanh toán. Vì vậy, khi Trung Quốc khống chế được dịch bệnh và sản xuất xuất khẩu trở lại, không chỉ có doanh nghiệp nước họ phát triển mà nhiều ngành hàng sản xuất của VN cũng được hưởng lợi" - vị giám đốc này cho biết.

Theo ông Đỗ Tuấn Minh - giám đốc Công ty TNHH Lộc Minh (Bình Chánh), hiện công ty tạm thời chuyển sang nhập khẩu một số chất phụ gia từ Ấn Độ thay vì nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ông thừa nhận vẫn liên lạc với đối tác Trung Quốc và được báo khoảng cuối tháng 4-2020 mọi chuyện có thể trở lại bình thường, nếu Trung Quốc kiểm soát tốt dịch bệnh. Ông Minh chia sẻ nguồn cung Ấn Độ giá cao hơn Trung Quốc khoảng 5%.

"Với mức cao hơn này, chúng tôi vẫn chấp nhận được và cũng chỉ nhập cầm chừng, duy trì sản xuất là chính. Còn nói chuyển hẳn sang nhập của Ấn Độ thì phải tính toán lại giá bán sản phẩm. Mà bây giờ đâu có nói chuyện tăng giá bán được trước sức mua quá thấp hiện nay" - ông Minh thông tin thêm.

Bà Huỳnh Thị Mỹ, tổng thư ký Hiệp hội Nhựa VN (VPA), cho biết khảo sát nhanh trong VPA, các doanh nghiệp cho hay việc chuyển hướng tìm nguồn cung nguyên liệu mới đã được các doanh nghiệp tích cực triển khai từ hơn một tháng qua. 

Theo bà Mỹ, nguồn hàng từ Trung Quốc dồi dào trở lại là một tín hiệu tích cực nhưng mới chỉ là một phần của vấn đề. Bởi vì các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và châu Âu đang rất khó khăn, thị trường nội địa cũng gặp khó vì dịch bệnh.

"Cái chính bây giờ là làm sao vực dậy sức mua trong nước. Sức mua quá yếu, doanh nghiệp không bán được hàng mà còn phải mua nguyên liệu với giá cao hơn trước thì phải chịu áp lực rất lớn về đầu ra. Sức mua có khởi sắc thì doanh nghiệp mới mạnh dạn hơn trong việc tính toán nhập khẩu nguồn cung với chi phí mới" - bà Mỹ nói.

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 19/03/2020
TRẦN MẠNH - TRẦN VŨ NGHI
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 13:53 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 13:53 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 13:53 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 13:53 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 13:53 23/04/2024