Đồi mồi
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Mai Đồi Mồi hình ô van, mép của mai có răng cưa sắc. Trên mai có vẩy dạng lợp ngói. Trước trán 4 vẩy, chi trước có 2 móng vuốt.
Chiều dài lớn nhất 90cm, trung bình 70cm. Trọng lượng trung bình 40 – 50kg.
Phân bố
Đây là loài duy nhất trong chi Eretmochelys. Loài này phân bố khắp thế giới, với hai phân loài Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Eretmochelys imbricata imbricata là phân loài Đại Tây Dương, còn Eretmochelys imbricata bissa được tìm thấy ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Ở Việt Nam, Đồi Mồi có ở đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo ở Quảng Ninh, Hải Phòng, đảo Côn Sơn, Thổ Chu, Phú Quốc, Kiên Giang, ven biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Quảng Bình.
Tập tính
Đáy là các rạn đá ngầm có nhiều hang để làm nơi trú ẩn, rạn san hô và nơi có cỏ biển.
Thức ăn là cá, xác loài nhuyễn thể, giáp xác và cỏ biển.
Sinh sản
Như Đồi Mồi Dứa, Đồi Mồi bò lên bãi cát ven biển đào lỗ sâu 30 – 40cm và đẻ trứng vào đó. Nhờ mặt trời sưởi cát “ấp” cho trứng nở. Đồi mồi non sau khi nở bò lên khỏi cát và xuống biển.
Hiện trạng
Những năm ’60, Đồi Mồi được nuôi thử nghiệm ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh), gần đây Đồi Mồi được nuôi trong phòng thí nghiệm Đa dạng sinh học Viện nghiên cứu Hải sản.
Tài liệu tham khảo
- www.wikipedia.com
- www.1-costaricalink.com
- Nguyễn Văn Toàn, 2002. Danh mục các loài nuôi biển và nước lợ Việt Nam. SUMA