Bệnh trùng roi trong máu cá
Trypanosomosis
Nguyên nhân
Bộ Trypanosomidea Grasse, 1952.
Họ Trypanosomidae Doflein,191
GiốngTrypanosoma Gruby, 1841
Trypanosoma ctenopharyngodoni Chen et Hsieh
Cơ thể Trypanosoma nhỏ, dài khoảng 38-54 μ, chiều rộng 1,2 - 4,6 μ , kích thước thay đổitheo loài. ở giữa cơ thể lớn, 2 đầu nhỏ, có 1 roi ở phía trước, mỗi khi vận động cơ thể rất hoạt bát nhưng ít thay đổi vị trí. Hạch của tế bào hình bầu dục ở chính giữa cơ thể. Chiều dài của hạch lớn gần bằng chiều ngang cơ thể. Hạch nhỏ hình tròn ở gần điểm gốc của roi. Phần sau cơ thể có hạt gốc roi sinh ra roi chạy dài theo bề mặt cơ thể hướng về phía trước tạo thành màng mỏng sóng. Màng rung động làm cho cơ thể chuyển động được. Trùng trưởng thành màng sóng có 5 - 6 nếp gặp không đều nhau, phần vượt ra ngoài cơ thể, ở phía trước là roi trước, phần cuối của roi nhọn, sắc để cắm vào tổ chức của ký chủ. Chiều dài của roi khoảng 7 - 17 μm . Trypanosoma dinh dưỡng bằng thẩm thấu qua toàn bộ bề mặt cơ thể.
Trypanosoma sinh sản bằng phương pháp phân đôi cơ thể. Quá trình sinh sản qua ký chủ là đỉa cá: Piscicola geometa, Hemiclepsis magrinata, đỉa hút máu cá có nhiễm Trypanosoma, trùng theo máu vào ruột đỉa. ở đây Trypanosoma mất roi và màng sóng, cơ thể co ngắn lại thành hình tròn, sau một thời gian không lâu, cơ thể phân chia thành 2,4,8 tế bào. Mỗi tế bào hình thành cơ thể mới hình tròn, có hạch lớn, có hạch nhỏ. Sau đó cơ thể có xu hướng kéo dài mọc roi nhưng chưa có màng sóng, khoảng vài giờ sau chúng bắt đầu vận động, lúc này cơ thể và roi đều kéo dài tạo thành màng sóng có 3 -4 nếp gấp nên thường gọi là trùng màng ngắn. Cơ thể chúng tiếp tục phát triển ở trong ruột đỉa đến trùng trưởng thành. Đỉa hút máu cá qua miệng đỉa Trypanosoma vào được cơ thể cá và ký sinh trong máu.
Triệu chứng
Để chẩn đoán bệnh Trypanosoma phải dùng phương pháp ly tâm máu, sau đó lấy dung dịch ở phần trên đem ra quan sát dưới kính hiển vi. Về dấu hiệu bệnh lý thường không rõ ràng nên khó chẩn đoán bằng mắt thường.
Phân bố
Ký sinh trùng Trypanosoma ký sinh trong máu, mật của nhiều loài cá nước ngọt, nước biển. Các loài Trypanosma ký sinh trên cá biển có kích thước lớn hơn.
Tác hại của chúng là có khả năng tiết ra chất độc, phá vỡ hồng cầu, nhìn chung cường độ và tỷ lệ cảm nhiễm của chúng đối với cá còn thấp nên ở nước ta chưa được chú trọng về bệnh này (đã gặp ở cá he nuôi bè Châu Đốc - An Giang).
Phòng trị
Ở các nước trên thế giới thường dùng phương pháp phòng là chủ yếu, thường dùng vôi tẩy ao, diệt đỉa cá là ký chủ môi giới truyền bệnh Trypanosma.
Tài liệu tham khảo
- Bùi Quang Tề, 2009. Bệnh Học Thủy Sản. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I