Cá tôm bị bênh do thiếu oxy

Nguyên nhân

Cá tôm sóng trong nước cần O2 đầy đủ để thực hiện quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên mỗi loài cá tôm, mỗi giai đôạn phát triển và điều kiện môi trường khác nhau, yêu cầu lượng oxy khác nhau. Lúc lượng oxy hòa tan trong nước thấp quá giới hạn sẽ làm làm cho cá tôm chết ngạt. Cá trắm cỏ, trắm đen, cá mè trắng, mè hoa thường hàm lượng Oxy trong nuowcs1mg/l, cá bắt đầu nổi đầu đến 0,4-0,6 mg/l, cá chết chết ngạt. Cá chép, cá diệc chết ngạt ở lượng oxy hòa tan 0,1-0,4 mg/l, cá vền 0,4-0,5 mg/l.

Đối với các ao nuôi tôm khi môi trường ao nuôi có hàm lượng Oxy hòa tan thấp hơn 3mg/l là nguyên nhân làm mang tôm chuyển màu hồng. Nhiều ao nuôi tôm ở ven biển miền Trung và Nam Bộ hàm lượng oxy vào ban đêm dao động 1-2,8 mg O2/ml thậm chó có lúc bằng không. Hiện tượng cá tôm chết ngạt do thiếu oxy xảy ra ở những ao hồ nước tĩnh nhất là những mặt nước tĩnh có nhiều mùn bã hữu cơ hoặc bón quá nhiều phân hữu cơ.

Có lúc trong môi trường đầy đủ nhưng CO2 (Cacbonic) quá cao lên đến 80mg/l ở nhiệt độ 20-31oC, CO2 trong máu cá không thoát ra ngoài được làm hôn mê thần kinh trung ương. Cá khó lấy O2 hòa tan trong nước, nếu hàm lượng cacbonic trong nước 20mg/l mà cá nỗi đầu thì do nước thiếu O2 là chủ yếu.

Triệu chứng

Cá thiếu oxy thường nỗi lên mặt nước, đớp không khí để hô hấp gọi là hiện tượng cá nổi đầu. Nếu thiếu dưỡng khí kéo dài thì môi dưỡi nhô ra, màu sắc trên lưng biến nhạt, trong ao hồ nuôi cá, cá mè nổi đầu trước rang đông thì mức độ tương đối nhẹ, trái lại toàn bộ cá trong ao nổi đầu từ 12 giờ đêm về trước hoặc trong nước bơi lội toán loạn, tư thế nằm thẳng, lúc húc đầu vào bờ chứng tỏ thủy vực thiếu oxy nghiêm trọng, nếu không có biện pháp xử lý cá sẽ chết hàng loạt thậm chí chết toàn bộ. Thiều oxy kéo dài làm cho cơ thể cá thiếu máu, sinh trưởng châm, hàm dưới lồi ra ngoài.

Khi tôm bị bênh thiếu oxy dấu hiệu đầu tiên là nổi đầu, dạt vào bờ, chết từ rải rác đến hàng loạt, đăc biệt lượng tôm chết tập trung vào sáng sớm. Tôm bỏ ăn vì không xuống đáy ao bắt mồi do nồng độ oxy hòa tan ở đấy thấp hơn. Kiểm tra thấy mang tôm chuyển từ màu trắng ngà sang màu hồng.

tôm nổi đầu do thiếu oxy
Tôm bị nổi đầu do thiếu oxy

mang tôm đỏ do thiếu oxy
mang tôm đỏ do thiếu oxy
Mang tôm chuyển màu hồng do thiếu oxy

Phân bố

Mùa hè cá, tôm dễ bị nổi đầi nhất là khi trời sấm sét mà không có mưa hay trước mưa dong do các áp suất khô khí giảm thấp O2 hòa tan và nước giảm làm cho cá, tôm nổi đầu hoặc có khi mưa giông rất ngắn, nhiệt độ nước ở tầng mặt giảm, tầng đáu cao gây ra hiện tượng đối lưu, các chất mùn bã hữu cơ ở tầng đáy được đảo lên tăng cường phân hủy tiêu hao nhiều O2 đồng thời thấy khí độc như H2S, NH3, CO2 làm cho cá tôm nổi đầu. Những ao hồ tảo phát triển mạnh, ban ngày chúng tiến hành quang hợp sản sinh ra nhiều O2 , nhưng ngược lại vào ban đêm trong quá trình hô hấp, chúng lại lấy nhiều O2 môi trường và thải ra nhiều CO2 dễ làm cho cá nổi đầu.

Phòng trị

Ao hồ nôi cá, tôm cần tẩy dọn sạch sẽ, nạo vét bớt bùn để lượng bùn vừa phải sau đó phơi năng đáy ao trước khi khi cho nước và ao nuôi.

Phân bón cần được ủ kỹ và lượng bón tủy theo điều kiện thời tiết và chất lượng nước mà điều chỉnh cho thích hợp.

Mật độ cá tôm thả ương nuôi không nên quá dày để đảm bảo môi trường đủ oxy.

Thường xuyên theo dõi  sự biến đổi của môi trường để bơm thêm nước sạch vào ao, nếu có điều kiện thì dùng máy sục khí để kịp thời bổ sung oxy cho ao nuôi.

Đối với ao nuôi tôm công nghiệp trường hợp phát hiện tôm thiếu oxy hoặc phòng ngừa tôm thiếu oxy dùng oxy dạng viên (Sodiumpercarbonate) kết hợp với Yucca để phòng hoặc cung cấp oxy tức thời cho tôm nuôi.

Tài liệu tham khảo
  1. Bùi Quang Tề, 2009. Bệnh Học Thủy Sản. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I
bởi