Hội chứng tử vong liên tục (RMS) trên tôm và cách quản lý

Running mortality Syndrome (RMS)

Ngoài các bệnh truyền nhiễm, tôm nuôi ở Ấn Độ còn bị ảnh hưởng bởi một số hội chứng nhất định làm giảm năng suất và gây thiệt hại lớn về kinh tế trong đó có hội chứng RMS. Running mortality Syndrome (RMS) hay còn gọi là hội chứng tử vong liên tục nó cũng được biết đến với tên gọi Hội chứng tôm chết kéo dài. Tỷ lệ tử vong bắt đầu sau một tháng hoặc 40 ngày nuôi; một phần của tôm sống sót tiếp tục tồn tại và có thể phát triển đến kích thước thu hoạch đầy đủ. Tôm bị ảnh hưởng cho thấy các mảng cơ trắng trong các phân đoạn bụng như một dấu hiệu lâm sàng.

Nguyên nhân

Tôm bị ảnh hưởng không liên quan đến bất kỳ tác nhân gây bệnh nào đã biết như vi khuẩn hay virus. Tác nhân chính gây nên hội chứng này là do khả năng quản lý ao nuôi kém. Tôm chết tương quan với các thông số chất lượng nước bất lợi. Các thông số môi trường của nước ao trong các trang trại bị bệnh RMS như tổng amoniac, nitrit và độ đục tương đối cao so với các giá trị tối ưu cho sự phát triển của tôm.

Kiểm tra vi khuẩn trong chất lỏng của hệ tuần hoàn và gan tụy của tôm nhiễm RMS cho thấy ưu thế của nhóm Vibrio spp…như Vibrio parahaemolyticusVibrio azureus. Các loài vibrio này thường được coi là tác nhân gây bệnh thứ cấp và cơ hội, chúng gây tử vong cho vật nuôi khi môi trường nước xấu đi.


Triệu chứng

Trong giai đoạn đầu của bệnh RMS trên tôm thẻ Litopenaeus vannamei, cho thấy một số triệu chứng như:


1) Tôm bị bệnh cho thấy các mảng cơ trắng ở bụng là dấu hiệu lâm sàng. Ảnh: CIBA-TM Series-2017-No.7

2) Râu bị dứt và các đốt đuôi gai đuôi chuyển sang màu đỏ. Sau đó, nó được tìm thấy rằng gan tụy tôm bắt đầu chuyển sang màu đỏ vàng; cuối cùng toàn bộ cơ thể chuyển sang màu đỏ đậm.

3) Tỷ lệ tử vong ở mức thấp kéo dài liên tục, đặc biệt sau khoảng 35-40 ngày nuôi. Tỷ lệ chết là tương đối nhiều trong các ao nước mặn thấp.


4) Tôm chết chìm xuống đáy ao và bơi lờ đờ tấp mé ao. Ảnh: CIBA-TM Series-2017-No.7

5) Vấn đề phân trắng hoặc vàng cũng được nhận thấy trong ruột. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong cao được báo cáo ở tôm liên quan đến nhiễm số lượng vi khuẩn Vibrio cao.

Sự quan sát bằng kính hiển vi một số điểm ở chân bơi cho thấy sự bám bẩn bên ngoài với vi khuẩn sợi và động vật nguyên sinh.

Nghiên cứu mô bệnh học


Ảnh: CIBA-TM Series-2017-No.7

Trong giai đoạn đầu có nhiều tế bào B hơn trong ống gan tụy, các giai đoạn sau của bệnh hiển thị bong tróc của tế bào gan. Vài tế bào được nhìn thấy có sự trương phồng. Các tế bào B cao trong gan tụy trong giai đoạn đầu của bệnh cho thấy sự ăn quá mức của tôm.

Phân bố

Bệnh này được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ. Đến năm 2011, RMS đã phổ biến rộng rãi ở các trang trại nuôi tôm ở Andhra Pradesh (AP) và Tamil Nadu (TN).

Phòng trị

Hiện tại không có phương pháp điều trị nào nhưng thực hành quản lý chất lượng nước tốt sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này.

Trong những ngày đầu, nông dân quản lý tình trạng này bằng cách thường xuyên loại bỏ tôm chết từ ao và giảm cho tôm ăn trong vài ngày cũng giúp làm giảm tỷ lệ tử vong.

Các hoạt động nuôi như chuẩn bị ao nuôi tốt, chọn giống tốt, mật độ thả thấp, quản lý ao ương, duy trì các thông số chất lượng nước tốt như mức DO tối ưu (trên 4 ppm), pH (7,8-8,2), độ kiềm (80-150 ppm) ), độ mặn (trên 10 ppm), thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học và duy trì chất lượng nước tốt, thu hoạch từng phần, quản lý thức ăn nghiêm ngặt, sử dụng các axit hữu cơ trong thức ăn và nuôi ghép đã giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Khi duy trì trong nước với các thông số hóa lý tối ưu, tôm bị ảnh hưởng cho thấy sự hồi phục trong vòng 6–7 ngày. Sự phục hồi của tôm bị ảnh hưởng trong điều kiện môi trường tối ưu.

Hiện nay các nhà khoa học và nông dân đang sử dụng các sản phẩm thảo dược để cải thiện khả năng miễn dịch của các sinh vật có khả năng sinh sản và giảm tải vi khuẩn gây bệnh trong môi trường ao nuôi.


Tài liệu tham khảo

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0044848618311839. S.V. Alavandi, M. Muralidhar, J. Syama Dayal, Joseph Sahaya Rajan.

http://www.catatandokterikan.com/2018/09/running-mortality-syndrome-rms.html

CIBA-TM Series-2017-No.7 

bởi VĂN THÁI (lược dịch)