Bệnh không truyền nhiễm trên cá da trơn và biện pháp ngăn ngừa

Ông Prakash Chandra Behera, Ấn Độ, thảo luận một số bệnh không lây nhiễm chủ yếu trên cá da trơn và làm thế nào để ngăn chặn chúng.

Nuôi thủy sản đi kèm với một số vấn đề về bệnh do các mầm bệnh từ nhiều vi khuẩn khác nhau được phổ biến rõ rệt trong thực tế nuôi.

Mật độ cao, cho ăn quá mức và chất thải hữu cơ khác nhau kích thích sự tăng sinh của vi sinh vật gây bệnh. Vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng đơn bào là các vi sinh vật quan trọng gây bệnh trên cá nuôi.

Dịch bệnh liên tục bùng phát là vấn đề lớn đối với sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp thủy sản. Dịch bệnh lâm sàng có thể tác động tiêu cực đến phúc lợi cá nuôi và các lợi ích kinh tế khác.

Bệnh không lây nhiễm trên cá, chủ yếu là do các yếu tố môi trường, thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch…

Sau đây là những điều kiện chính yếu mà dịch bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá da trơn:

- Giảm tăng trưởng

- Vàng gan (vàng da)

- Bệnh máu nâu

Nguyên nhân

Bệnh "Crack Head" trên cá da trơn

“Crack Head" là bệnh chỉ xuất hiện trên cá tra được báo cáo chi tiết từ ao nuôi. Hay còn được gọi là Broken Head Disease. Đây là bệnh rất nghiêm trọng trong nuôi cá tra thương phẩm ở Ấn Độ.

Nguyên nhân

“Crack Head” là do một hoặc thiếu một số chất dinh dưỡng như Vitamin C, Vitamin D, canxi, phốt pho và bệnh. Dịch bệnh “Crack Head” chỉ xảy ra khi ao nghèo dinh dưỡng hoặc chế độ cho ăn kém, chất lượng nước kém và thừa thức ăn.

crack head

Bệnh máu nâu

Bệnh “máu nâu – brown blood” chủ yếu là do ngộ độc nitrit, là một bệnh ảnh hưởng đến cá nuôi – cá da trơn chủ yếu là do môi trường.

Nguyên nhân chính là do nồng độ nitrite trong nước ao nuôi cao. Bệnh xảy ra ở cá khi nước ao có chứa nồng độ nitrit cao. Nitrite là một sản phẩm của sự phân hủy amoniac bằng vi khuẩn. Nitrite vào hệ thống sinh thái ao sau khi thức ăn được tiêu hóa bởi cá và nitơ dư thừa được chuyển thành amoniac, sau đó được bài tiết dưới dạng chất thải vào trong nước. Thừa (lãng phí) thức ăn chăn nuôi và vật chất hữu cơ khác cũng phá vỡ và chuyển đổi thành ammonia, nitrite, nitrate theo một cách tương tự.

Nitrit vào máu qua mang và chuyển đổi màu máu sang màu sô cô la nâu. Hemoglobin vận chuyển oxy trong máu, kết hợp với nitrite để tạo thành methemoglobin và không có khả năng vận chuyển oxy. Máu nâu không thể mang đủ lượng oxy và cá bị ảnh hưởng có thể gây bị ngạt mặc dù nồng độ oxy trong nước đầy đủ.

cá bị máu nâu

Bệnh vàng da trên cá da trơn

Bệnh vàng da biểu hiện rõ nhất là da vùng bụng có màu vàng, màng cứng của mắt và vây tương tự cũng có màu vàng.

Bệnh cho thấy sức đề kháng trên cá da trơn nước ngọt kém. Vàng da chủ yếu là do sự dư thừa sắc tố mật trong máu và bạch huyết. Tình trạng này được mô tả trong cá da trơn. Dịch bệnh tấn công cá khi bị ảnh hưởng bởi thiếu máu gây tán huyết làm vàng da. Mặc dù, tác nhân gây bệnh duy nhất có thể không được kết hợp, nhưng một loạt các mầm bệnh vi khuẩn có liên quan sẽ kéo theo.

Đây cũng là nguyên nhân góp phần gây nên tỷ lệ mắc bệnh và chết ở cá bị vàng da. Nhiễm Myxosporean được tìm thấy trong cả cá bình thường và cá vàng da. Mang cá bị ảnh hưởng bởi bệnh trở nên nhợt nhạt, dịch lỏngc, lá lách, thận và túi mật, và/hoặc cơ thịt màu vàng.

Triệu chứng

Bệnh crack head

Bệnh bắt đầu với điểm nhỏ trên vùng đầu, thường chỉ xuất hiện trên mắt. Cá bị ảnh hưởng bởi bệnh thường xuất hiện rảnh nhỏ hộp sọ, nằm giữa hai buồng khí, song song với các khớp tấm sọ.

Ở giai đoạn sau, rãnh biến sâu hơn, trong đó, bệnh sẽ này là tiến dọc theo cơ quan đường bên. Khi kéo dài và lắp đầy cá sẽ chết.

Triệu chứng lâm sàng là bụng phình hơi to do xuất huyết, giảm tăng trưởng, vẹo đốt sống, xuất huyết, tổn thương trên vây, mang, mòn vây, sắc tố bất thường, tăng mao mạch, năng suất sinh sản kém và biến dạng đốt sống.

Gần đây, người ta đã nhận thấy rằng bệnh “Crack Head” được báo cáo là do hội chứng thiếu hụt vitamin C trong nuôi cá tra thâm canh. Tầm quan trọng của sự thiếu hụt vitamin C là một chất điều hòa miễn dịch và một yếu tố dinh dưỡng quan trọng cho cá da trơn.

Bệnh máu nâu

Điều này được biểu hiện rõ nhất ở cá bệnh máu nâu là thở thoi thóp, ngay cả khi nồng độ oxy tương đối cao gây "bệnh máu nâu".

Bệnh chỉ xuất hiện khi máu có nồng độ methemoglobin ở mức cao.

Bệnh máu nâu có thể được ngăn chặn, hoặc ít nhất là giảm thiểu, bởi sự giám sát chặt chẽ nitrite, clorua và TAN bằng cách duy trì các tỷ lệ clorua nitrite thích hợp.

Khi bệnh máu nâu xảy ra, tình trạng này có thể được cắt giảm bằng cách cho thêm muối vào nước. Cá da trơn (hay đối tượng khác) mắc bệnh máu nâu hay do stress bởi nitrite, nếu còn sống cũng rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, thiếu máu (hoặc không có máu), và các bệnh liên quan đến stress khác. Nhiễm bệnh do khuẩn như Aeromonas hoặc Columnaris, thường xảy ra trong 1 đến 3 tuần sau khi mắc bệnh máu nâu.

Bệnh vàng da

- Cá bị nhiễm bệnh thường có da và mang vàng.

- Giảm ăn, bơi lờ đờ, kém ăn và thoi thóp.

- Gia tăng tỷ lệ chết và thối cơ, vây, mang.

- Lá lách, thận, túi mật và gan sưng to, vàng nhợt nhạt.

- Các mô mỡ trong khoang bụng cũng màu vàng.

- Da cá cũng có màu từ vàng sáng đến màu cam.

sung gan

Cá bệnh thường xuất huyết vây đuôi. Bệnh xảy ra do chất lượng nước kém, mật độ thả cao, nhiệt độ thích hợp cho bệnh bùng phát là 30oC. Tuy nhiên, bệnh cũng xảy ra khi nhiệt độ dao động bất thường. E. Italis, là nguyên nhân gây bệnh mủ trong gan ở cá da trơn.

vàng gan

Bệnh vàng da rất nguy hiểm và khó điều trị. Với tình trạng nghiêm trọng, cá có thể chết hàng loạt trong giai đoạn ngắn. Cá vàng da có nguy cơ dễ bị stress và có xu hướng chết trước khi đạt đến quy mô thị trường.

Phân bố
Phòng trị

Bệnh "crack head"

cá bị to đầu

- Tăng cường thay nước thường xuyên.

- Bổ sung thêm vitamin đến giàu hóa Vitamin C trong thức ăn.

- Hút cạn bùn đáy ao.

- Duy trì tối ưu DO, pH và giảm thiểu nồng độ amoniac trong nước ao nuôi.

- Cung cấp chế độ ăn cân bằng và thường xuyên.

Bệnh máu nâu: Natri clorua (muối thường) được sử dụng để điều trị bệnh. Calcium chloride cũng có thể được sử dụng nhưng thường đắt tiền hơn. Clorua muối cạnh tranh với nitrite thông qua sự hấp thụ qua mang

Bệnh vàng gan: Chất béo trong chế độ ăn ôi thối dẫn đến nồng độ của các gốc tự do ở mức cao và peroxit gây thiệt hại oxy hóa màng sinh học và các bào quan. Đa axit béo không bão hòa (PUFA) là những thành phần thiết yếu của tất cả các màng sinh học. Vitamin E là chất chống oxy hóa quan trọng và bảo vệ màng sinh học từ peroxy lipid bằng cách hoạt động như một xác thối của các gốc tự do. Tuy nhiên, sự hiện diện của chất béo bị ôi làm suy giảm chế độ sử dụng vitamin E và chất chống oxy hóa khác, để lại lớp màng sinh học dễ bị oxy hóa. Biện pháp cải tiến nước và chất lượng thức ăn được khuyến khích.

Các biện pháp phòng ngừa các bệnh ở các trang trại nuôi cá

Quản lý tốt sức khỏe cá là thực hiện biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt, ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào hệ thống nuôi. Thành phần quan trọng khác của việc quản lý sức khỏe cá bao gồm giảm thiểu stress và sử dụng các hợp chất mà tăng hoặc kích thích hệ thống miễn dịch cá.

Khuyến nghị quan trọng để quản lý có hiệu quả sức khỏe cá nuôi

Chuẩn bị ao, thả giống chất lượng và ao nuôi không có mầm bệnh, duy trì chất lượng nước, cho thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao …là điều rất cần thiết để giảm thiểu rủi ro của dịch bệnh trên cá. Thường xuyên sử dụng probiotic và immunostimulants để có tác động lớn hơn đến cá nuôi và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ do bệnh gây ra. Quản lý môi trường để giảm thiểu stress cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh.

hinh ao ca tra

Tài liệu tham khảo

http://www.thefishsite.com/

bởi