Bệnh Scurvy trên cá mú do chế độ dinh dưỡng

Việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cá mú thương phẩm có liên quan mật thiết đến các bệnh về dinh dưỡng, khi mà nhu cầu dinh dưỡng này không được đảm bảo cân đối và hợp vệ sinh. Scurvy là một trong các bệnh có liên quan đến nhu cầu nhu cầu dinh dưỡng như đề cập.

Bệnh Scurvy ở cá là tình trạng thiếu hụt hoặc không chuyển hóa được axit ascorbic. Nó hiếm khi xảy ra một cách tự nhiên, bệnh xuất hiện khi chế độ ăn không được đáp ứng đúng theo khẩu phần hoặc nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn phát triển ở cá.

Nguyên nhân

Thiếu hụt axit ascorbic (vitamin C) là nguyên nhân chính của bệnh Scurvy. Khi cá thiếu axit ascorbic sẽ dẫn đến việc giảm ăn, yếu ớt và hoạt động kém, nặng hơn là bị biến dạng cấu trúc, dị tật xương sống, ưỡn lưng… hay xuất hiện hiện tượng xuất huyết gốc vây và da, mất sắc tố ở da, tổn thương da (Shiau và Jan; 1992).

Triệu chứng

Các giai đoạn ảnh hưởng: Cá trong giai đoạn phát triển thường sẽ bị ảnh hưởng nhất. Tuy nhiên, di chứng biến dạng cột sống có thể xảy dễ dàng ra ở giai đoạn cá giống khi ăn các ấu trùng không phù hợp, hoặc khi chúng được cho ăn chế độ không có vitamin C.

Biểu hiện của cá mắc bệnh: Cá bị ảnh hưởng biểu hiện các dấu hiệu như chán ăn, mõm ngắn, xói mòn lớp phủ mang và vây, xuất huyết mắt, xuất huyết vây, xuất tiết, bụng sưng, hộp sọ bất thường, biến dạng hầu họng, hốc hác nghiêm trọng và biến dạng bất thường ở cột sống như cong vẹo cột sống.


Độ cong, vẹo cột sống ở cá mú Cromileptes alteelsis do thiếu hụt axit ascobic ( Koesharyani và cộng sự, 2001).

Mức độ truyền nhiễm của bệnh: Scurvy là một tình trạng bệnh thiếu hụt axit ascorbic do chế độ dinh dưỡng mất cân đối, vàì vậy bệnh không có tính truyền nhiễm.

Chẩn đoán: Mức độ thiếu hụt axit ascoricic của cá có thể được xác định bởi độ cong của cơ thể cùng với tổn thương do xuất huyết ở cột sống bị gãy, mô bệnh học của mang và gan. 


Phân bố
Phòng trị

Các nghiên cứu về bệnh này đều chỉ ra rằng, thiếu hụt axit ascorbic có liên quan mật thiết đến tình trạng xuất hiện bệnh. Do đó việc sử dụng đủ lượng axit ascorbic trong chế độ ăn uống và cung cấp yêu cầu tối thiểu cho loại là biện pháp phòng tránh và kiểm soát bệnh tốt nhất.

Cần sử dụng đủ lượng và sử dụng dạng ổn định của axit ascorbic (ví dụ: L-ascorbyl monophosphate hoặc L-ascorbyl polyphosphate) trong công thức thức ăn của cá. Cung cấp yêu cầu tối thiểu cho từng loài cá mú (nếu có thông tin) ví dụ: 30mg L-ascorbyl-2-phosphate mg/kg thức ăn, dành cho cá mú E. malabaricus. Tham vấn ý kiến của các chuyên gia thú y thủy sản để có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn của quá trình nuôi

Tài liệu tham khảo

Shoaibe Hossain Talukder Shefat and Mohammed Abdul Karim, 2018. Nutritional Diseases of Fish in Aquaculture and Their Management: A Review. Acta Scientific Pharmaceutical Sciences 2.12: 50-58.

Nagasawa, K. and E. R. Cruz-Lacierda (eds.) 2004. Diseases of cultured groupers. Southeast Asian Fisheries Development Center, Aquaculture Department, Iloilo, Philippines. 81 p.

Shefat SHT, 2018. Nutritional Fish Disease and Public Health Concern. Poult Fish Wildl Sci 6: 199. doi: 10.4172/2375-446X.1000199

bởi Mạnh Kha