Luận văn cao học: Đánh giá hiện trạng Nuôi trồng Thủy sản vùng Đồng Láng tỉnh Trà Vinh

Tác giả:

Ths Lâm Thị Ngọc Trân, 2008

Ngày đăng: 23-08-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Luận văn cao học: Đánh giá hiện trạng Nuôi trồng Thủy sản vùng Đồng Láng tỉnh Trà Vinh
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 2MB | 1599 | 36 | ltxuyen2010

Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2008 đến tháng 09/2008. Mục tiêu của đề tài là đánh giá tình hình kỹ thuật, kinh tế và xã hội của nghề nuôi thuỷ sản ở vùng Đồng Láng tỉnh Trà Vinh làm cơ sở cho việc phát triển nuôi thuỷ sản bền vững trong vùng. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành. Số liệu sơ cấp được thu thập qua 3 phương pháp là phỏng vấn cán bộ chủ chốt (KIP), đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) với 3 cuộc hợp, và phỏng vấn nhanh nông hộ (RRA) với tổng cộng 94 hộ, gồm 72 hộ nuôi tôm sú QCCT và 22 hộ nuôi tôm sú BTC và TC. Phương pháp SWOT cũng được sử dụng để phân tích mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của vùng Đồng Láng.

Đối với mô hình QCCT, kết quả cho thấy diện tích nuôi trung bình (1,62 ± 1,27ha/hộ). Vụ 1 nuôi tôm sú xen canh với cua, vụ 2 thu tôm tép tự nhiên. Mật độ thả tôm sú là 5,63 ± 1,95 con/m2, và cua là 0,04 ± 0,04 con/m2. Có bổ sung thức ăn viên và hến từ tháng thứ 2. Tổng năng suất thuỷ sản đạt 291,00 ± 235,45 kg/ha,  trong đó năng suất tôm sú là  187,18 ± 197,55 kg/ha. Mô hình này hiệu quả không cao (tỷ suất lợi nhuận là 0,74 ± 1,18). Mật độ tôm sú không ảnh hưởng đến năng suất tôm sú, nhưng mật độ cua có ảnh hưởng đến năng suất cua và tổng năng suất thuỷ sản. Thức ăn viên và hến đều ảnh hưởng đến năng suất tôm sú cũng như tổng năng suất thuỷ sản.

Đối với mô hình nuôi tôm sú TC và BTC, kết quả cho thấy diện tích ao nuôi trung bình là 0,6 ± 0,2 ha, đa số các hộ không sử dụng ao chứa chất thải. Nguồn tôm giống từ địa phương và Miền Trung, có kiểm dịch trước khi thả, mật độ thả là 13,9 ± 4,6 con/m2. Ngoài sử dụng thức ăn công nghiệp (FCR= 1,1), còn bổ sung hến (FCR= 0,4). Năng suất trung bình là (1883,6 ± 928,8 kg/ha/năm). Mật độ nuôi, lượng thức ăn viên và thức ăn tươi sống có ảnh hưởng có ý nghĩa đến năng suất nuôi tôm.

Ý kiến của người dân cho rằng nguồn kỹ thuật có từ tập huấn, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và kinh nghiệm bản thân. Nguồn vốn chủ yếu là tự có và vay nhà nước. Hiện nay dịch bệnh đang ngày càng nguy hiểm. Khó khăn lớn nhất của người dân là thiếu vốn và môi trường ô nhiễm. Phương hướng sắp tới của họ là giảm mật độ, riêng đối với mô hình TC và BTC thì nuôi đơn loài và nuôi 1 vụ trong năm.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm