Khảo sát tình hình dịch bệnh trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi ở Thoại Sơn - An Giang

Tác giả:

Ks.Đoàn Kim Ngân, 2010

Ngày đăng: 26-08-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen, nhloc
Khảo sát tình hình dịch bệnh trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi ở Thoại Sơn - An Giang
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.88MB | 1844 | 51 | ltxuyen2010

Kết quả điều tra 30 hộ nuôi cá tra ở Thoại Sơn - An Giang cho thấy diện tích nuôi trung bình của các hộ nuôi là 5.633±1.902m2, mật độ thả 56,6±20,59 con/m2 kích cỡ cá giống thả 1,84±0,44 cm. Cải tạo và xử lý ao nuôi chủ yếu là vôi 100%, chlorine 83,3% và muối 60%. Có 66,7% hộ sử dụng TACN hoàn toàn, 33,3% số hộ sử dụng kết hợp TACN từ 1 - 2 tháng đầu và 2 tháng cuối vụ, giai đoạn còn lại sử dụng TATC.

Tỉ lệ hao hụt trong nuôi cá tra thâm canh tương đối cao, xuất phát từ nguồn gốc con giống và môi trường nuôi ngày càng xấu đi mà chính nghề nuôi mang lại.

Tình hình dịch bệnh ở cá tra nuôi thâm canh trong ao hiện nay khá phức tạp và có xu hướng tăng tần số xuất hiện. Có bốn loại bệnh thường gặp trên cá tra nuôi ở Thoại Sơn - An Giang là bệnh GTM chiếm (100%), bệnh PĐXH chiếm (96,7%), TGTM (90%) và bệnh ký sinh trùng. Trong đó có hai bệnh nguy hiểm nhất, gây thiệt hại nhiều nhất và khó trị nhất cho nghề nuôi là bệnh gan thận mủ và phù đầu xuất huyết.

Bệnh trên cá tra xuất hiện có tính mùa vụ rõ rệt, bệnh do ký sinh trùng và vi khuẩn hầu như xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa mưa và mùa lũ  rút mùa khô thường ít hơn.

Đa số người nuôi đều sử dụng các loại thuốc kháng sinh để trị bệnh cho cá, một số loại thuốc thuộc danh mục hạn chế và cấm sử dụng vẫn còn được dùng rộng rải như Enrofloxacine, Ciprofloxacine, Dipterex, Bacosa…

Các loại thuốc, hóa chất được sử dụng phổ biến để phòng và trị bệnh trên cá tra như:  CuSO4 (83,3%), Enrofloxacin (96,7%), Amoxcillincillin (80%), Colistin (83,3%), Florfenicol (73,3%) và một số loại thuốc hóa chất khác.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm