Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của florfenicol đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá tra tại Đồng Tháp và An Giang

Tác giả:

Ks.Phạm Thị Linh Mụi, 2010

Ngày đăng: 28-08-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010, Ths Nguyễn Hữu Lộc
Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của florfenicol đối với vi khuẩn <i>Edwardsiella ictaluri</i> gây bệnh trên cá tra tại Đồng Tháp và An Giang
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 1.2MB | 1529 | 36 | ltxuyen2010
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định nồng độ ức chế tối thiểu của thuốc kháng sinh florfenicol lên10 chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá tra ở tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Kếtquả phân lập kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản và định danh bằng bộ kit API 20E xác định được 10chủng E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra. Để đạt được mục tiêu đề tài đề ra, phương pháplập kháng sinh đồ ở đĩa kháng sinh thương mại (30 μg) và đĩa kháng sinh tự tạo ở các nồng độ (50μg, 70 μg, 90 μg, 110 μg, 130 μg, 150 μg) và phương pháp pha loãng thuốc kháng sinh trong môitrường lỏng theo phương pháp Broth (Geert Huys, 2002) nhằm xác định độ nhạy và giá trị MICcủa florfenicol lên 10 chủng vi khuẩn E. ictaluri trên.
 
Kết quả kháng sinh đồ trên 10 chủng vi khuẩn E. ictaluri có 30% số chủng vi khuẩn nhạy với đĩa kháng sinh florfenicol 30 μg, 60% chủng vi khuẩn nhạy ở 90 μg và 90% chủng vi khuẩnnhạy với 110 μg. Kết quả giá trị MIC là 30% nhạy ở 2 μg/ml, 60% nhạy ở 32 μg/ml, 100%nhạy ở 128 μg/ml. Kết quả nghiên cứu cho thấy kháng sinh florfenicol còn nhạy với vi khuẩn E. ictaluri nhưng với nồng độ thuốc kháng sinh cao hơn nồng độ florfenicol chuẩn.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm