Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Leo (Wallago attu).

Tác giả:

Dương Ngọc Duyên, 2012.

Ngày đăng: 11-09-2013
Đóng góp bởi: Sutu86
Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Leo (Wallago attu).
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
SWF 1.01MB | 1536 | 18 | sutu86

Đề tài ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Leo (Wallago attu) được tiến hành từ tháng 04/2012 đến 06/2012 tại trại cá nước ngọt – Khoa Thủy sản - Trường Đai học Cần Thơ nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Leo.

Nguồn cá dùng trong thí nghiệm được cho sinh sản tại trại cá nước ngọt khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ. Cá bố trí có khối lượng trung hình từ 2,41 - 2,58 g/con. Chiều dài trung bình khoảng 8,43 cm/con. Mật độ bố trí 30 con/bể 60L. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức độ mặn (0, 3, 6, 9 và 12‰ ), được lặp lại 3 lần. Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là cá cơm. .Tăng trọng về khối lượng của cá được xác định qua mỗi tuần thu mẫu. Tăng trưởng chiều dài xác định qua lần thu mẫu kết thúc thí nghiệm. Kết quả cá Leo tăng trưởng nhanh ở độ mặn 0‰ và 3‰ và tăng trưởng chậm ở 9‰. Tỷ lệ sống cao nhất ở độ mặn 3‰ va thấp nhất ở 9‰. Ở độ mặn 12‰ cá chết hoàn toàn sau 7 ngày. Qua kết quả cho thấy độ mặn có ảnh hưỏng đến sinh trường của cá Leo.

Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm