Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng của cá lóc (Channa striata)
Trần Thanh Tiến, 2012
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lện tăng trưởng của cá lóc (Channa striata) được thưc hiện nhằm tìm ra độ mặn thích hợp nhất nhằm mở rộng vùng nuôi sàng môi trường nước lợ có độ mặn thích hợp giúp cá tăng trưởng tốt nhất.
Thí nghiệm được bố trí trong bể composite tròn 500 L với mật độ 40 con/bể ở độ mặn O‰, 3‰, 9‰, l2‰ Và l5‰. Kết quả qua 2 tháng nuôi đã cho thấy khi nuôi trong môi trưòng nước có độ mặn 9‰ cá có tỷ lệ sống cao nhất 84,2±l5,l% khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức O‰, 3‰ và 12‰ (p<0,05), tỷ lệ sống trung bình tượng ứng theo tùng độ mặn là (82,5±7,07%, 81,3±5,3% và 70%), thấp nhất là ở độ mặn 15‰ cá chết hoàn toàn chỉ sau 18 ngày nuôi. Tăng tlưỏng về chiều dài và trọng lượng của cá lóc sau 2 tháng thí nghiệm đã cho thấy rằng ở độ mặn 3‰ là cao nhất tương ứng với trọng lượng và chiều dài là (73,35±2,2 g/con và 2l,8±0,l3 cm/con), kế đến là ở nghiệm thức đối chứng 0‰ (70,23±2,3 g/con Và 2l,67±0,5 cm/Con) và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức 9‰ và l2‰ (p<0,05). Ỏ độ mặn 3‰ cá có tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài theo ngày lớn nhất (l,05±0,04 g/ngày và 0,l8±0,004 cm/ngày) và nhỏ nhất ở l2‰ (O,67±0,03 g/ngày Và 0,l5±0,004 cm/ngày).
Tương tự, kết quả tăng trưởng đặc biệt về khối lượng và chiều dài ở l2‰ nhỏ nhất (2,63±0,055; 0,97±0,037 %/ngày) và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn ở các độ mặn khác nhau không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (p<0,05), trong đó ở độ mặn 3‰ cho kết quá tốt nhất (l,04± 0,04), ở độ mặn 3‰ và l2‰ tương ứng với (l,l3±0,08; 1,2l±0,ll), hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất ở độ mặn 9‰ (l,39±0,3).
Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."