Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ ương lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá đối (Liza subviridis, Valenciennes, 1836) giai đoạn cá bột lên cá hương.
Lê Văn Nhỉ, 2010.
Nghiên cứu được tiến hành ở huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau từ tháng 12/2009 đến tháng 3/2010. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm ra độ mặn và mật độ ương thích hợp cho cá đối đất (Liza subviridis). Thí nghiệm 1, được tiến hành với các độ mặn khác nhau (5, 10, 15, 20, 25 và 30 ‰), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và kích cỡ ấu trùng 2,2-2,6 mm. Bể thí nghiệm là bể nhựa có thể tích nước 15 lít/bể, độ mặn nước ương là 25‰, mật độ ương là 20 ấu trùng/lít, thức ăn sử dụng cho thí nghiệm gồm luận trùng + tảo khô + frippak và artemia được dùng cho ấu trùng ăn từ ngày thứ 15 trở đi. Thí nghiệm 2, ương cá đối bột với các mật độ khác nhau (20, 40, 60, 80 và 100 con/L), bể ương, độ mặn nước ương, thức ăn cho cá ăn giống như thí nghiệm trên.
Thí nghiệm 1, ở độ mặn 5 ‰, cá chết sau 4-9 ngày ưong. Sau 30 ngày ương các độ mặn còn lại, cá đạt chiều dài từ 10,75-14,82 mm, trong đó độ mặn 30 ‰ cho tăng trưởng nhanh nhất (14,82 mm). Tỷ lệ sống của cá ở các độ mặn dao động từ 7,00-9,33 % , ở độ mặn 25 ‰ cho tỷ lệ sống cao nhất (9,33 %).
Đối với thí nghiệm mật độ, chiều dài của cá dao động từ 10,26-11,59 mm/con, cao nhất ở nghiệm thức mật độ 80 con/l (11,59 mm/con) và thấp nhất là nghiệm thức 40 con/L (10,26 mm/con). Tỷ 1ệ sống ở mật độ 20 con/L đạt cao nhất (l0,89%) và thấp nhất là ở mật độ 80 con/L (2,l4%) nhưng số lượng cá thu được từ các mật độ khác nhau sai khác nhau không có ý nghĩa (p<0,05). Từ đó nhận thấy rằng, ương cá đối ở mật độ 20 con/L là tốt nhất.
Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."