Ảnh hưởng của hàm lượng Spirulina và Astaxanthin trong thức ăn đến tăng trưởng và màu sắc của cá Dĩa (Symphysodon) trong giai đoạn 20 - 50 ngày tuổi.

Tác giả:

Đặng Quang Hiếu, 2009.

Ngày đăng: 12-09-2013
Đóng góp bởi: Sutu86
Ảnh hưởng của hàm lượng Spirulina và Astaxanthin trong thức ăn đến tăng trưởng và màu sắc của cá Dĩa (Symphysodon) trong giai đoạn 20 - 50 ngày tuổi.
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
SWF 1.63MB | 2329 | 79 | sutu86

Đề tài “Ảnh hưởng của hàm lượng Spirulina và Astaxanthin trong thức ăn đến tăng trưởng và màu sắc của cá Dĩa (Symphysodon) trong giai đọan 20 - 50 ngày tuổi” được thực hiện với mục tiêu là tìm được hàm lượng thích hợp của Spirulina và Astaxanthin ảnh hưởng đến màu sắc của cá Dĩa, đồng thời còn đánh giá tác động của các chất lên màu này đến tăng trưóng và tỷ lệ sống của cá. Qua đó, góp phần vào việc xây dụng quy trình sản xuất giống cá Dĩa có chất lượng cao.

Đề tài bao gồm 2 thí nghiệm: ở thí nghiệm 1, khi bổ sung Spirulina vac thức ăn của cá với ham lượng 3 g, 6g và 9 g/kg thức ăn thì kết quả thu được là có sự khác biệt về màu sắc của các nghiệm thức. Về độ đậm - nhạt (giá trị L*) trên cơ thể thì NTDC có sự khác biệt với NT 6g Và NT 9g, trong đó NT 9g cho kết quá tốt nhất (52,44). Bên cạnh đó, màu xanh lá cây (giá trị a*) trên thân cá cũng thể hiện rõ hơn theo sự gia tăng của hàm lưong Spirulina, cao nhất là NT 9g (-1,12) Và thấp nhất ở NT DC (-0,16) là có sự khác biệt giữa NTDC với NT 6g Và NT 9g, Và cũng có sự khác biệt giữa NT 3g Và NT 9g. Đồng thời màu vàng (giá trị b*) trên thân cá thì có sự khác biệt giữa giữa NTDC với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên lại không có khác biệt lớn ở các nghiệm thức có bố sung Spirulina vào thức ăn của cá Dĩa. Ngoài ra, tốc độ tăng trưỏng và tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức thì không có sự khác.

Thí nghiệm 2 là bổ sung Astaxanthin vào thức ăn với hàm lượng là lg, 2g, 3 g/kg thức ăn. Kết quả tương tự với thí nghiệm 1, cũng có sự khác nhau giữa các nghiệm thức về màu sắc. Trong đó, màu đỏ ( giá trị a*) trên thân cá được thể hiện rõ nhất ở NT 3g (18,33) và thấp nhất là ở NT 1g (9,82). Phân tích kết quả theo phương pháp ly trích carotenoid trong cơ cá cũng cho kết quả tương tự, NT 3g là 0,252 và lg là 0,88. Tuy nhiên, với các chỉ tiêu màu sắc khác cũng như tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng thì không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức.

Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm