Ảnh hưởng của oxy hoà tan lên sự tăng trưởng cá chép (Cyprinus carpio Linnaeus, 1758).

Tác giả:

Mai Anh Nhựt, 2011.

Ngày đăng: 24-09-2013
Đóng góp bởi: Sutu86
Ảnh hưởng của oxy hoà tan lên sự tăng trưởng cá chép (Cyprinus carpio Linnaeus, 1758).
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
SWF 0.734MB | 1616 | 25 | sutu86

Nghiên cứu về sự ảnh của hàm lượng oxy hòa tan khác nhau lên sự tăng trưởng của cá chép (Cyprinus carpio) được tiến hành từ tháng 02/11 đến 06/11 tại khoa thủy sản Trường Đại Học Cần Thơ. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức (20%, 50% và 80% oxy bão hòa, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Oxy hòa tan được điều khiển bằng hệ thống tiêu hao oxy tự động (máy oxy Guard).

Qua quá trình thí nghiệm kết quả cho thấy tốc độ tăng truởng theo ngày (DWG) của cá nhỏ nhất ở nghiệm thức 20% oxy bão hòa (0,39±0,11 g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với hai nghiệm thức còn lại ở giai đoạn 21 ngày thí nghiệm. Tuy nhiên, giai đoạn kết thúc thí nghiệm tốc độ tăng trường của cá cao nhất ở nghiệm thức 20% (0,50±0,5g/ngày) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với 2 nghiệm thức 20% va 80% oxy bão hòa. Tỷ lệ sống của cá ở tất cả các nghiệm thức đều rất cao, thấp nhất là nghiệm thức 20% bão hòa với tỷ lệ sống (97,5±2,5%) cao nhất là hai nghiệm thức 50% và 80% oxy bão hòa với tỷ lệ sống bằng nhau (99,17±1,44%) và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) tăng theo sự giảm nồng độ oxy hòa tan và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p>0,05) ở nghiệm thức 20% oxy bão hòa (2,44±0,09) so với nghiệm thức 80% oxy bão hòa (2,24±0,06).

Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm