Ảnh hưởng của oxy hoà tan lên tiêu hóa của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).

Tác giả:

Đoàn Minh Hiếu, 2011.

Ngày đăng: 26-09-2013
Đóng góp bởi: Sutu86
Ảnh hưởng của oxy hoà tan lên tiêu hóa của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
SWF 1.33MB | 1229 | 27 | sutu86

Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của oxy hòa tan lên độ tiêu hóa thức ăn (ADC), độ tiêu hóa đạm (ADC đạm), độ tiêu hóa năng lượng (ADC năng lượng) khi nuôi trong môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan khác nhau (30, 60 và 100% bão hòa).

Kết quả thí nghiệm cho thấy khi hàm lương oxy hòa tan tăng thì các chỉ tiêu như ADC, ADC đạm, ADC năng lượng cũng tăng tỷ lệ thuận. ADC, ADC đạm, ADC năng lượng ở nghiệm thức 100% khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức 30% và 60% oxy bão hòa. ADC, ADC đạm, ADC năng lượng ở nghiệm thức 30% và 60% là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ðộ tiêu hóa thức ăn thấp nhất ở nghiệm thức 30% (75±0,01%), cao nhất là ở nghiệm thức 100% (79±0,02%). ADC đạm thấp nhất cũng ở nghiệm thức 30% (83±0,00%), cao nhất ở nghiệm thức 100% (87±0,00%), ADC năng luọng ở nghiệm thức 30% thấp nhất (79±0,01%), cao nhất (82±0,01%) ở nghiệm thức 100%. Như vậy khi hàm lượng oxy hòa tan trong môi trường càng tăng thì độ tiêu hóa của cá càng tăng. Trong ao nuôi cá tra thâm canh thì hàm lượng oxy hòa tan có sự khác biệt giữa ao sục khí và không sục khí. Hàm lượng oxy hòa tan ở ao sục khí luôn cao hon so với ao không sục khí đặc biệt là ở các tầng nước sâu.

Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm