Ảnh hưởng của pH lên một số chỉ tiêu sinh lý tôm Càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).
Huỳnh Thị Huệ Liên, 2012.
Nghiên cứu ảnh hưởng của pH lên một số chi tiêu sinh lý tôm càng xanh (Macrobarchium rosenbergii) được thược hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nghiến cứu gồm 2 thí nghiệm: Xác định tiêu hao oxy của tôm càng xanh khi tiếp với các giá trị pH khác nhau, xác định áp suất thẩm thấu và hàm lượng glucose trong máu tôm càng xanh khi tiếp xúc với các giá trị pH khác nhau. Mỗi thí nghiệm được tiến hành với 8 mức pH khác nhau: 3,0; 5,5; 6,0; 7,0; 8,0; 8,5; 9,0; 11,0. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sau 3 giờ tiếp xúc tiêu hao oxy của tôm tăng cao theo sự gia tăng của pH từ nghiệm thức pH = 3,0 (224 mgO2/kg/h) đến nghiệm thức pH = 7,0 (639 mgO2/kg/h), nghiệm thức pH = 11,0 có tiêu hao oxy là 252 mgO2/kg/h và ở
mức pH = 3,0; 11,0 tôm đã chết sau 3 giờ thu mẫu. Sau 24 giờ tiếp xúc tiêu hao oxy cao nhất ở nghiệm thức pH = 8,0: 663 mgO2/kg/h. Áp suất thẩm thấu của tôm càng xanh giữa các nghiệm thức dao động tương đối thấp 373 mOsm/kg - 430 m0sm/kg, áp suất thẩm thấu cao nhất ở nghiệm thức pH = 7,0: 404 mOsm/kg - 418 mOsm/kg. Nghiệm thức pH = 5,5 (12,1 mg/mL - 31,6 mg/mL) và pH = 6,0 (8,43 mg/mL - 29,1 mg/mL) có hàm lượng glucose trong máu tăng Cao nhất qua các lần thu mẫu điều này cho thấy tôm đã bị Stress. Tuy nhiên, tiêu hao oxy; áp suất thẩm thấu; hàm lượng glucose của tôm càng xanh ở các giá trị pH từ 7,0 đến 9,0 có dao động giữa các nghiệm thức nhưng khoảng chênh lệch là rất thấp.
Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."