Khảo sát hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.

Tác giả:

Trần Quốc Chiểu, 2013.

Ngày đăng: 30-09-2013
Đóng góp bởi: Nguyễn Hữu Lộc
Khảo sát hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
PDF 0.816MB | 1723 | 112 | sutu86

Qua quá trình khảo sát hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre thì hiệu quả kinh tế khá cao, dịch bệnh ít xảy ra, giá tôm tương đối ổn định cụ thể như sau: Diện tích mặt nước NTTS trung bình của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng là 3.940±2.303 m2/hộ, tỷ lệ ao lắng/ao nuôi trung bình của tôm thẻ là 25,01±16,47%. Số hộ không sử dụng ao lắng trong mô hình nuôi tôm thẻ là 16,67%.

Về cải tạo thì tất cả các hộ nuôi điều cải tạo khô, sau khi phơi khô nền đáy, lớp mùn bả và chất thải của vụ trước được máy ủi chuyển ra khỏi ao. Sau đó, đáy ao được bón vôi và rửa nước 2-3 lần trước khi lấy nước vào ao nuôi để xử lý diệt tạp và bón phân tạo màu nước. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có mật độ trung bình 92,87±7,33 con/m2, tỷ lệ sống trung bình 63,24±17,67%, năng suất trung bình 8,10±4,96 tấn/ha.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có tổng chi phí trung bình là 612,5±390 triệu đồng/ha, trong đó chi phí thuốc và hóa chất trung bình 8,760±6,64 triệu/hộ chiếm 3,65% tổng chi phí, chi phí thức ăn dao động trung bình là 136,08±86,55 triệu đồng/hộ, chiếm 56,7% tổng chi phí. Lợi nhuận trung bình 322,5±312,5 triệu đồng/ha, số hộ nuôi tôm có lời là 96,67% và lỗ vốn 3,33%, tỷ suất lợi nhuận dao động khoảng 0,28±0,19.Dịch bệnh chưa phát triển nhiều và nằm trong vòng kiểm soát nên không gây thiệt hại nhiều đến đối tượng nuôi. Vì vậy, nhiều hộ nuôi mạnh dạng nâng cao diện tích nuôi. Nhìn chung, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả cao hơn mô hình nuôi tôm sú, do ít xảy ra dịch bệnh nên chi phí thuốc và hóa chất cũng ít hơn tôm sú, thời gian nuôi tôm thẻ chỉ từ 2,5-3 tháng ngắn hơn nhiều so với nuôi tôm sú từ 3-4 tháng nên hệ số FCR của tôm thẻ thấp hơn tôm sú.

Qua những lợi thế của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú thì việc nuôi tôm thẻ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giảm rủi ro trong quá trình nuôi. Vì vậy, việc quy hoạch và khuyến cáo nuôi tôm thẻ chân trắng là rất cần thiết, góp phần thúc đẩy làm tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững của nghề nuôi tôm chân trắng trong nước.

Nhìn chung, người nuôi tôm thẻ có nhiều mặt thuận lợi như dịch bệnh ít xuất hiện làm giảm rủi ro trong quá trình nuôi, thời gian nuôi ngắn, giá bán cao và được nhiều người ưa chuộng. Nhưng cũng tồn tại những khó khăn vì đây là đối tượng nuôi mới nên kinh nghiệm của người nuôi còn hạn chế và những nguy cơ tiềm ẩn của nó.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm