Thử nghiệm kích thích cá Sặc Rằn sinh sản với các loại kích thích tố khác nhau ở các liều lượng thấp

Tác giả:

Ks. Trần Ngọc Huyền, 2010

Ngày đăng: 30-09-2013
Đóng góp bởi: Ths Nguyễn Hữu Lộc
Thử nghiệm kích thích cá Sặc Rằn sinh sản với các loại kích thích tố khác nhau ở các liều lượng thấp
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 1MB | 1531 | 48 | ltxuyen2010
Cá Sặc Rằn (Trichogaster pectorralis) một loài cá quen thuộc và được xem là đặc sản của đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nhờ phẩm chất thịt thơm, ngon, có giá trị ở sản phẩm tươi và đặc biệt là sản phẩm làm khô. Nhờ khả năng chịu đựng tốt với các điều kiện môi trường mà cá Sặc Rằn được chú ý và ngày càng phát triển rộng rãi. 
Nhằm ngày càng hoàn thiện quy trình sản xuất giống đáp ứng nhu cầu con giống ngày càng đa dạng cho người dân, đề tài kích thích cá Sặc Rằn sinh sản với các liều lượng kích thích tố khác nhau được thực hiện với 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm được thực hiện với 3 nghiệm thức khác nhau về nồng độ và chia làm 2 đợt sản xuất (đợt thứ 1 tiến hành vào cuối tháng 4, đợt 2 tiến hành vào cuối tháng 5). Kết quả sử dụng kích thích tố LRH-a + Motilium qua 2 đợt cho cá Sặc Rằn sinh sản nhận thấy liều lượng 100 µg LRH-a + 5 mg Motilium cho kết quả sinh sản tốt với sức sinh sản thực tế trung bình 149.934 trứng/kg, các chỉ tiêu sinh sản như tỷ lệ đẻ 66,5%, tỷ lệ thụ tinh của trứng 73%, tỷ lệ nở 77%, tỷ lệ sống cá con 91%. Đối với việc sử dụng não thuỳ thì ở cả hai đợt sinh sản cá đều không sinh sản. So với việc sử dụng LRH-a + Motilium và não thuỳ, kích thích tố HCG + não thuỳ được cho là hormon sử dụng có hiệu quả để kích thích cá Sặc Rằn sinh sản và liều lượng thích hợp từ 1.000 UI/kg – 1.500 UI/kg kết hợp với 2 mg não thuỳ, sức sinh sản thực tế trung bình dao động khoảng 177.000 trứng/kg, tỷ lệ đẻ 100%, tỷ lệ thụ tinh trung bình 68%, tỷ lệ nở 71%, tỷ lệ sống cá con 83%.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm