Khả năng diệt khuẩn của Ozone trong môi trường nước có độ mặn và hàm lượng chất hữu cơ khác nhau

Tác giả:

Thạch Thị Nguyên, 2009.

Ngày đăng: 14-10-2013
Đóng góp bởi: Sutu86
Khả năng diệt khuẩn của Ozone trong môi trường nước có độ mặn và hàm lượng chất hữu cơ khác nhau
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
SWF 0.628MB | 2120 | 63 | sutu86

Đề tài tiến hành với 3 thí nghiệm, nhằm khảo sát khả năng diệt khuẩn của ozone trong môi trường nước có độ mặn và hàm lượng chất hữu cơ khác nhau.

Ở thí nghiệm 1, kháo sát khả năng diệt khuẩn của ozone trong nước có độ mặn khác nhau. Nồng độ ozone được theo dõi mỗi 10 phút cùng với các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH trong 60 phút đầu để xác định nồng độ ozone tăng tối đa trong 60 phút đầu sục ozone. Sau đó bổ sung vào mỗi bể 2 ppm NH4Cl và 106 CFU/mL vi khuẩn. Ozone vẫn được sục liên tục vào bể trong 5h và tiếp tục kiểm tra nồng độ ozone (30 phút/lần). Thu mẫu tổng vi khuẩn và theo dõi nhiệt độ, pH cùng lúc với thời điểm kiểm tra nồng độ ozone. Trong thí nghiệm 2, khả năng hòa tan và diệt khuẩn của ozone được khảo sát ở nước có không hàm lượng chất hữu cơ, có 25%, 50%, 75%, 100% hàm lượng chất hữu cợ. Nồng độ ozone và khả năng diệt khuẩn của ozone cũng được theo dõi mỗi 30 phút. Ở thí nghiệm 3, khả năng hòa tan và diệt khuẩn của ozone sẽ được khảo sát ở nước vừa có hàm lượng chất hữu cơ và độ mặn khác nhau bao gồm 0‰, 5‰, 10‰, 15‰. Nồng độ ozone và khả năng diệt khuẩn của ozone cũng được theo dõi mỗi 30 phút.

Kết quả thí nghiệm 1 có sự khác biệt rất rõ về nồng độ ozone hòa tan trong nước có độ mặn khác nhau. Độ mặn càng cao thì khả năng hòa tan của ozone trong nước càng cao theo thời gian và hiệu suất diệt khuẩn cũng tăng dần theo độ mặn ở thí nghiệm 2, cho thay nước có hàm luợng chẩt hữu cơ càng cao thì khả nặng hòa tan của ozone càng cao, nhưng hiệu suất diệt khuẩn lại giảm dần khi hàm lượng chất hữu cơ tăng dần. Còn ở thí nghiệm 3, cũng có sự khác biệt rất rõ về nồng độ ozone hòa tan trong nước có hàm lượng chất hữu cơ và độ mặn khác nhau. Độ mặn càng cao thì khả năng hòa tan của ozone trong nước càng cao, nồng độ ozone trong nước 0‰, 5‰, 10‰, 15‰ lần lượt là 0.15 mg/L, 0.22 mg/L, 0.27 mg/L, 0.36 mg/L. Khả nặng diệt khuẩn cũng tăng dần theo độ mặn. Qua kết quả của 3 thí nghiệm cho thấy, Sau 300 phút xử lý bằng ozone thì hầu như toàn bộ vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn.

Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm