Đánh giá chất lượng môi trường trong khu vực phân bố ốc gạo (Cipangopaludina lecithoides ) và vẹm sông (Limnoperna fortune) ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
Đoàn Nguyễn Minh Tuân, 2012.
Quá trình thu mẫu được thực hiện từ tháng 08/2011 đến tháng 05/2012. Mẫu thu tại 3 điểm tại hạ nguồn nợi tiếp giáp vùng nhiễm mặn huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre và 6 điểm xung quanh khu vực cồn Phú Đa, huyện Chợ Lách, Bến Tre: 3 điểm bên có ốc gạo phân bố và 3 điểm phía bên không có ốc gạo phân bố. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: nhiệt độ, độ mặn, pH, lưu tốc nuớc, DO, TSS, BOD5, TAN, NO2-, NO3-, PO43-, TN, TP nước và TN, TP bùn đáy.
Kết quả cho thấy đa số các chỉ tiêu qua các tháng khác biệt không có ý nghĩa (p> 0,05). Khu vực có ốc gạo có lưu tốc dòng chảy thấp hơn các khu vực khác. Vật chất lơ lửng TSS và hàm lượng TN trong khu vực có ốc gạo thấp hơn có ý nghĩa so với 2 khu vực còn lại. Hàm lượng hữu cơ (TQM), TN Và TP bùn đáy ít có sự khác biệt có ý nghĩa qua các tháng. Vào mùa khô vật chất lơ lửng, lưu tốc dòng chảy thấp và khác biệt có ý nghĩa (p< 0,05) so với mùa mưa. Đây là đặc điểm môi trường rất quan trọng cho sự hiện diện của vẹm vào mùa khố. Đạm TAN, TN-nước, TP-nước, TN-bùn khu vực có ốc gạo cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với mùa khô. Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên, TP trong bùn thì thấp hon có ý nghĩa (p<0,05) so với mùa mưa. Các yếu tố thủy lý hóa dao động trong các khu vực và trong các tháng là do ảnh hưởng của các hoạt động nông nghiệp trong vùng, nước sinh hoạt từ các khu dân cư, hiện tượng rửa trôi do mưa và nước thượng nguồn đổ về.
Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."