Chuyển đổi giới tính, nuôi vỗ thành thục, sinh sản và ương nuôi thành công cá song vằn (Epinephelus fuscoguttatus)

Tác giả:

Lê Xân và ctv, 2010

Ngày đăng: 19-10-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Chuyển đổi giới tính, nuôi vỗ thành thục, sinh sản và ương nuôi thành công cá song vằn (Epinephelus fuscoguttatus)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.42MB | 1149 | 29 | ltxuyen2010
Cá Song vằn (Epinephelus fuscoguttatus Forsskal 1775) là loài cá rạn san hô có giá trị kinh tế cao. Tổng số 250 con cá bố mẹ được tuyển chọn từ đàn cá hương nhập từ Đài Loan và Inđônexia năm 2003 và được nuôi vỗ tại Cát Bà, Hải Phòng. Sau quá trình nuôi vỗ, tỷ lệ thành thục của cá cái đạt 35% và cá đực 27%. Sử dụng hormone 17  α- Methyltestosterone chuyển đổi giới tính đạt tỷ lệ cá chuyển đổi giới tính thành đực là 28,33%. Trong điều kiện nhiệt độ từ 25 - 300C, độ mặn 26 - 29 ppt, pH 7,5 - 8,3; ương nuôi sử dụng thức ăn là luân trùng, nauplius của artemia, artemia trưởng thành và thức ăn tổng hợp, tỷ lệ sống của cá sau 35 ngày ương nuôi từ cá bột lên cá hương đạt 2,8%.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm