Đánh giá sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trên cá tra Pangasianodon hypophthalmus) nuôi ở vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh và Bến Tre

Tác giả:

Trần Duy Phương, 2009.

Ngày đăng: 23-10-2013
Đóng góp bởi: Sutu86
Đánh giá sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trên cá tra Pangasianodon hypophthalmus) nuôi ở vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh và Bến Tre
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
SWF 0.937MB | 1658 | 45 | sutu86

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự kháng thuốc của hai loại vi khuẩn Aeromonas sppEdwardsiella ictaluri bệnh trên cá tra (Pangasianodon hypophthamus) nuôi ở vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh và Bến Tre. Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy 100% số hộ nuôi được phỏng vấn đều sử dụng thuốc kháng sinh để phòng và trị bệnh. Kết quả phân lập, kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản và định danh bằng bộ kit API 2OE xác định được 20 chủng vi khuẩn gây bệnh trên cá tra trong đó có 12 chủng E. ictaluri và 8 chủng Aeromonas spp.

Để đạt được mục tiêu đề ra, phương pháp lập kháng sinh đồ với 7 loại thuốc kháng sinh được thực hiện trên 20 chủng vi khuẩn đã tìm đuợc. Kết quả cho thấy đa số chủng E. ictaluri đã kháng với florfenicol (50%), chloramphenicol (58%) và tetracycline (42%), nhưng với ampicillin và cefazoline đều nhạy với 100% số vi khuẩn E. ictaluri phân lập được. Kết quả không tìm thấy vi khuẩn Aeromonas spp kháng với florfenicol và chloramphenicol, trong khi đó có tới 50% vi khuẩn Aeromonas spp kháng với streptomycine và 100% kháng với cefazoline. Phương pháp pha loãng thuốc kháng sinh trên môi trường lỏng dựa theo tài liệu Clinical and Laboratory Standards Institure (CLSI), (2006b) được sử dụng làm MIC trên ba loại kháng sinh chloramphenicol, Oxytetracycline và Streptomycine. Kết quả đã tìm thấy E. ictaluri kháng với chloramphenicol ở mức cao (6/8 chủng).

Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm