Điều tra đặc tính phân bố của cá ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822) dọc tuyến sông Hậu

Tác giả:

Lê Văn Trường, 2011

Ngày đăng: 28-10-2013
Đóng góp bởi: Sutu86
Điều tra đặc tính phân bố của cá ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822) dọc tuyến sông Hậu
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
SWF 1.11MB | 1327 | 15 | sutu86

Cá ngát (Plotosus Canius) thuộc họ Plotosiđáe, bộ Siluriformes. Là một trong những lcài cá có giá trị kinh tế cao và là đặc sản của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, kích cỡ lớn, thịt thom ngon. Trong khi đó nguồn cung cấp ngoài tự nhiên ngày giảm. Từ đây đề tài “đặc tính phân bố của cá ngát dọc theo tuyến Sông Hậu” được tiến hành nhằm bổ sung các dẫn liệu về sự phân bố của cá ngát ngoài tự nhiên và làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, cũng như phục vụ cho công việc giảng dạy, học tập. Đề tài thực hiện từ tháng 11/2010 đến tháng 06/2011. Thu mẫu trực tiếp kết hợp phỏng vấn các ngư dân tham gia khai thác tại các địa điểm An Phú (An Giang), Long Xuyên (An Giang), Cần Thơ, Đại Ngãi (Long Phú, Sóc Trăng), Tràn Đề (Sóc Trăng). Các yếu tố môi trưòng được đo trực tiếp tại hiện trường.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cá ngát là loài cá phân bố rộng từ đầu nguồn đến cửa sông (từ nơi có nồng độ muối 0‰ đến l2‰). Mẫu cá ngát thu được ở môi trường nước lợ nhiều hơn môi trường nước ngọt. Cá ngát có tập tính đào hàng sinh sống, hang thường rất sâu, một hang thường có 2 đến 8 nhánh. Cá sống theo nền đáy bùn sét đế đào hang và những nơi có nhiều gốc cây và đá ngầm để trú ẩn. Cá ngát phân bố cả ở sông cấp một và cấp kênh, mương ở vùng nước lợ, nước ngọt. Lưu tốc nước đao động từ 0,06 m/S đến 0,25 m/S cũng có khi đến l m/S ở vùng nước lợ lúc nước đang lớn hay đang kém. pH tại nới thu mẫu dao động từ 7,3 đến 8,08 cá sống và làm hang, hang cá ngát cách mặt nước lúc con nước ròng khoảng 20 cm và có khi tới 2 m nước, 5 đến 15 m nước ở đáy của các lòng sông. Cá ngát trưởng thành xuất hiện hầu như quanh năm, nhưng đỉnh điểm xuất hiện nhiều nhất là từ tháng 05 đến tháng 09 âm lịch ở môi trưòng nước ngọt và môi trưòng nước lợ là từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch. Cá ngát mang trứng và cá ngát ccn thì đỉnh điểm xuất hiện là từ tháng 04 đến tháng 07 âm lịch. Kích thước khai thác hiện nay thông thường là 0,1 đến 2 kg/con.

Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm