Ương ấu trùng cua (Scylla paramamosain) theo hai giai đoạn (Zoea1 – Zoea5 và Zoea5 – Cua1) với các mật độ khác nhau
Tác giả:
Ks. Nguyễn Thanh Hùng, 2010
Ngày đăng: 11-11-2013
Đóng góp bởi: Ths Nguyễn Hữu Lộc
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.46MB | 2455 | 42 | ltxuyen2010
Cua biển (Scylla paramamosain) là đối tượng có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên việc sản xuất ra con giống còn gặp nhiều khó khăn nhất là tỷ lệ sống. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ ương lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua. Trong giai đoạn từ Zoae1-Zoae5 (thí nghiệm 1) được tiến hành ương ở các mật độ 300 con/L, 400 con/L và 500 con/L và từ Zoae5- Cua1 (thí nghiệm 2) với mật độ ương 30 con/L, 40 con/L và 50 con/L. Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy mật độ ương 500 con/L cho tỷ lệ sống (14.7±10.88%) cao hơn mật độ 400 con/L (10,1±1,9%) có ý nghĩa thống kê và cao hơn nghiệm thức mật độ 300 con/L (12,5±2,78) không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Qua đó cho thấy khi ương ấu trùng Cua từ giai đoạn Zoae1-Zoae5 ở mật độ 500 con/L sẽ cho tỷ lệ sống cao hơn từ đó giúp tiết kiệm thể tích ương đồng thời tiết kiệm được lượng thức ăn dẫn đến làm giảm chi phí sản xuất góp phần tăng thêm lợi nhuận cho nhà sản xuất giống. Ở thí nghiệm 2 mặt dù tỷ lệ sống ở nghiệm thức mật độ 30 con/L (11,8±1,56%) cao hơn so với nghiệm thức mật độ 40 con/L (9±2,05%) và nghiệm thức mật độ 50 con/L (7,37±2,06) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Do đó trong tương lai cần phải có định hướng ương Cua ở giai đoạn Megalopa-Cua1 ở mật độ cao hơn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất nâng cao lợi nhuận cho các nhà sản xuất.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."