Nghiên cứu tác nhân gây bệnh trên cá Tầm (Acipenser baerii) và cá Hồi (Oncorhynchus mykiss) trong hệ thống nuôi công nghiệp

Tác giả:

Võ Thế Dũng và Trần Thị Bạch Dương, 2011

Ngày đăng: 17-11-2013
Đóng góp bởi: Ks.Trương Hoài Phương
Nghiên cứu tác nhân gây bệnh trên cá Tầm (<i>Acipenser baerii</i>) và cá Hồi (<i>Oncorhynchus mykiss</i>) trong hệ thống nuôi công nghiệp
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.35MB | 1268 | 39 | ltxuyen2010
Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu về tác nhân gây bệnh trên cá tầm và cá hồi nuôi trong hệ thống tuần hoàn và bán tuần hoàn tại Lâm Đồng. Trong hệ thống nuôi tuần hoàn, ba loài ký sinh trùng được tìm thấy ở cá hồi là Gyrodactylus sp; Trichodina acutaIchthyophthyrius multifilis với tỉ lệ cảm nhiễm tương ứng là 12,5%, 7,81% và 3,13%. Đây là các loài ký sinh trùng bắt gặp khá phổ biến trên cá hồi nuôi công nghiệp trên thế giới, có thể làm cá chết hàng loạt nếu tỉ lệ cảm nhiễm cao. Hai loài ký sinh trùng được tìm thấy ở cá tầm là Trichodina sp. và Gyrodactylus sp với tỉ lệ cảm nhiễm tương ứng là 37,5% và 25%. Trong hệ thống nuôi bán tuần hoàn, cá hồi có biểu hiện xuất huyết kèm theo lở loét, tróc vảy. Ở cá hồi bị xuất huyết, vi khuẩn Aeromonas hydrophyla và Aeromonas salmonicida xuất hiện ở tần suất 100% và 41,67%. Ở cá hồi bị tróc vảy, vi khuẩn Vibrio cholera, Aeromonas hydrophylaFlavobacterium sp có tần suất bắt gặp tương ứng là 60%, 30% và 30% trong đó vi khuẩn giống Aeromonas có khả năng là tác nhân gây bệnh xuất huyết ở cá hồi.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm