Hiện trạng khai thác cá ở một số hồ chứa nhỏ thuộc tỉnh Đồng Nai và Bình Phước

Tác giả:

Lâm Ngọc Châu và ctv, 2011

Ngày đăng: 20-11-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Hiện trạng khai thác cá ở một số hồ chứa nhỏ thuộc  tỉnh Đồng Nai và Bình Phước
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.55MB | 1409 | 9 | ltxuyen2010
Các hồ chứa nhỏ (diện tích <1.000 ha) thuộc tỉnh Đồng Nai và Bình Phước được xây dựng ngoài chức năng chính là điều tiết thuỷ lợi thì việc tận dụng mặt nước để khai thác thuỷ sản mặt nước ở các hồ chứa hồ chứa đã được tiến hành trong nhiều năm qua và cho thấy vai trò quan trọng đóng góp vào việc phát triển sản lượng thuỷ sản, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho những người tham gia khai thác cá hồ chứa. Nhằm đánh giá lại hiện trạng quản lý khai thác ở các hồ chứa nhỏ, đề tài điều tra “Hiện trạng khai thác ở một số hồ chứa nhỏ thuộc tỉnh Đồng Nai và Bình Phước” được tiến hành với sự tài trợ kinh phí từ dự án Aqua Fish CRSP từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011. Đề tài đã khảo sát trên 8 hồ chứa trong đó 3 hồ chứa đang được khai thác nuôi tập trung thuộc tỉnh Đồng Nai (hồ chứa Cầu Mới, Đa Tôn và Gia Ui), 2 hồ chứa nuôi theo hình thức Tổ nuôi cá cộng đồng (hồ chứa Đồng Xoài và Xa Cát) và 3 hồ chứa chưa được quản lý khai thác (hồ chứa Suối Lai, Bàu Úm và Hưng Phú) thuộc tỉnh Bình Phước. Kết quả ghi nhận hiện có 15 loại ngư cụ được sử dụng khai thác chủ yếu là các loại ngư cụ thô sơ, dễ sử dụng và di chuyển, ngoài ra cũng còn một số loại ngư cụ cấm vẫn được sử dụng tự do ở các hồ chứa có sự quản lý khai thác kém. Năng suất khai thác ở hồ chứa nuôi cá tập trung cao nhất (Cầu Mới, Gia Ui, Đa Tôn) trung bình đạt 549,79 kg/ha/năm, ở hồ chứa nuôi cá theo Tổ nuôi cá cộng đồng đạt năng suất trung bình 285,11 kg/ha/năm và năng suất đạt thấp nhất đạt 134,25kg/ha/năm ghi nhận ở hồ chứa không có quản lý khai thác nuôi cá. Tỉ lệ cá khai thác ở hồ chứa nuôi cá tập trung chủ yếu là nhóm cá  nuôi  (cá  ngoại  lai)  với  các  loài  cơ  bản  như  cá  Mè  trắng,  Mè  hoa,  Chép,  Trắm  cỏ,  Rô phi…chiếm từ 90 đến 95,67% so với nhóm cá tự nhiên hồ chứa. Trong khi đó, ở hồ chứa nuôi cá Tổ cộng đồng và hồ chứa không quả lý nuôi cá, tỉ lệ cá ngoại lai được khai thác đều cao hơn 50% so với tỉ lệ cá tự nhiên trong đó đáng chú ý nhất là nhóm cá Rô phi luôn chiếm tỉ lệ cao so với các loài cá khác khai thác được. 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm