Ảnh hưởng của mật độ nuôi vỗ đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng sinh sản của tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (Litopenaeus vannamei)

Tác giả:

Vũ Văn Sáng và ctv, 2012

Ngày đăng: 09-12-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Ảnh hưởng của mật độ nuôi vỗ đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng sinh sản của tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (<i>Litopenaeus vannamei</i>)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.27MB | 1742 | 43 | ltxuyen2010
Thí nghiệm nuôi vỗ tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (Litopenaeus vannamei) ở 3 mật độ khác nhau: 6, 9 và 12 con/m2 trong bể composite 14m2 trong nhà, nhiệt độ: 28-29ºC, độ mặn: 28-30‰ trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học. Cho tôm ăn 4 lần/ngày với thức ăn 50% hồng trùng và 50% mực tươi, thay nước 100%/ngày, cắt mắt và cho đẻ sau 30 ngày nuôi vỗ. Tốc độ tăng trưởng khối lượng, tỷ lệ sống, tỷ lệ giao vĩ đẻ trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở không có sự sai khác đáng kể giữa các công thức thí nghiệm (P>0,05). Tuy nhiên, mật độ nuôi vỗ 6 và 9 con/m2  đạt tỷ lệ thành thục: 78,2 - 79,52%; 2,49 - 2,51 lần đẻ/tôm mẹ với sức sinh sản đạt 152.600 - 153.200 trứng/tôm mẹ/lần đẻ và tổng số Nauplii trung bình/tôm mẹ đạt từ 123,9 - 127,5 x 10 3  Nauplii, cao hơn đáng kể so với tôm nuôi ở mật độ 12 con/m2 (P<0,05). Các mẫu tôm bố mẹ, ấu trùng và thức ăn tươi sống đều âm tính với các mầm bệnh đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV), Taura (TSV), bệnh còi (MBV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và tế bào biểu mô (IHHNV). 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm