Luận văn Thạc sĩ: Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long

Tác giả:

Ths Đỗ Minh Chung, 2010

Ngày đăng: 09-12-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Luận văn Thạc sĩ: Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 1.81MB | 3415 | 134 | ltxuyen2010
Nghề  nuôi  cá  lóc  bông  (Channa  micropeltes)  đã  có  từ  khá lâu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và gần đây đã được đa dạng với một số loài cá lóc đen (Channa striatus) (đầu nhím, đầu vuông, lóc lai) theo nhiều mô hình nuôi khác nhau ở vùng ảnh hưởng lũ hằng năm. Đề tài “Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở ĐBSCL” được thực hiện trên địa bàn 4 tỉnh nuôi cá lóc trọng điểm, gồm: An  Giang,  Đồng  Tháp,  TP  Cần  Thơ  và  Hậu  Giang  nhằm nghiên cứu  về hiện trạng và khả năng phát  triển của ngành hàng  cá lóc ở ĐBSCL. Có 5 tác nhân chính tham gia vào chuỗi giá trị cá lóc: hộ nuôi, vựa thu mua, cơ sở chế biến, sạp bán lẻ và người tiêu dùng; và 2 nhóm hỗ trợ là quản lý chợ và quản lý ngành.
 
Thời gian nuôi cá lóc thương phẩm bình quân  từ 4-6 tháng/vụ tùy theo loài nuôi và giá bán thời điểm thu hoạch mà thời gian nuôi có thể kéo dài hơn. Mật  độ  cá  giống  thả  bình  quân  của  tất  cả  các  mô  hình  là  204  con/m 2 (114 con/m 3 ) với tỷ lệ sống tới khi thu hoạch đạt khoảng 53,2% và năng suất khoảng 41,9 kg/m 3 /vụ. Giá thành sản xuất cá lóc khoảng 29,7 ngàn đồng/kg và khi bỏ qua chi phí cá tạp mà các hộ tự khai thác làm thức ăn cho cá lóc thì giá thành giảm xuống còn 24,4 ngàn đồng/kg.
 
Nguồn cung cấp cá lóc nguyên liệu cho các vựa thu mua chủ yếu từ các hộ nuôi cá lóc (54,7%) và các chủ vựa bán lại cho các vựa lớn hơn ở TPHCM (58,8%). Còn người bán lẻ ở các chợ tập trung bán cho người tiêu dùng trực tiếp tại địa phương.
 
Tổng lượng cá lóc mua vào để chế biến khô cá lóc bình quân khoảng 8,2 tấn/cơ sở /năm, chủ yếu được mua từ các vựa thu mua (84,4%) và nguồn tiêu thụ chính là ở TPHCM (60,4%). Tổng lượng cá lóc nguyên liệu mua vào của các cơ sở chế biến mắm cá lóc bình quân khoảng 9,0 tấn/cơ sở/năm, hầu hết được mua trực  tiếp từ  người  nuôi  cá lóc  (39,6%).  Hiện  nay,  lượng  cá  lóc tự  nhiên giảm mạnh  nên  một  số  cơ  sở  chế  biến  tìm  nguồn  cá  lóc  tự  nhiên  thay  thế  từ Campuchia (5,7%), lượng cá lóc tự nhiên này được nhập về nhiều vào mùa lũ hằng năm.
 
Có 10 kênh phân phối sản phẩm cá lóc trong toàn bộ chuỗi, trong đó có 2 kênh thị trường chính với lượng cá lóc tiêu thụ nhiều nhất là kênh 3 (tiêu thụ tại ĐBSCL) và kênh 9 (tiêu thụ tại TP HCM). Lợi nhuận phân phối cho các tác nhân tham gia là không đồng đều, chủ yếu tập trung nhiều cho các vựa thu mua (chiếm từ 87,9-93,4% lợi nhuận của toàn chuỗi). Các hộ bán lẻ tuy tạo ra lợi nhuận/kg là cao  nhất  nhưng sản lượng bán ra  lại  thấp hơn các  nhóm  khác, do đó tổng lợi nhuận mỗi hộ bán lẻ thu được cũng thấp hơn các nhóm còn lại.
 
Có 5 biến độc lập ảnh hưởng đồng thời cùng lúc có ý nghĩa (p<0,05) đến năng suất cá lóc nuôi. Đó là: (i) Tự sản xuất giống; (ii) Có ương giống; (iii) Mật độ giống thả; (iv) Cá lóc bông; và (v) Chi phí thuốc phòng trị. Tất cả các biến ảnh hưởng có ý nghĩa đến năng suất đều tỷ lệ thuận với năng suất cá lóc nuôi, trừ biến tự sản xuất giống (tỷ lệ nghịch với năng suất). Nếu nuôi cá lóc với mật độ trên 150 con/m 3  thì có chi phí cao hơn rất nhiều so với các nhóm mật độ còn lại. Lợi nhuận cũng tăng lên khi tăng  mật độ nuôi nhưng thả với mật  độ 120-150 con/m 3  sẽ có hiệu quả kinh kế cao nhất. Chi phí thuốc phòng trị bệnh trên cá lóc nuôi, hiện vẫn có thể tăng thêm so với mức bình quân chung để tăng năng suất tuy nhiên mức độ 28-35 ngàn đồng/m 3 /vụ có thể cho lợi nhuận cao nhất.
 
Để phát triển ngành cá lóc một cách hợp lý, nâng cao lợi thế cạnh tranh, thu nhập của toàn chuỗi nói chung và cho người nuôi nói riêng, cần chú ý: (i) Quy hoạch nghề nuôi và tăng cường công tác quản lý ngành đối với khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đi kèm với việc hỗ trợ vốn và tăng cường tập huấn kỹ thuật cũng như tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá lóc; (ii) Phát triển vùng nuôi cá lóc theo hướng sử dụng thức Có 5 biến độc lập ảnh hưởng đồng thời cùng lúc có ý nghĩa (p<0,05) đến năng suất cá lóc nuôi. Đó là: (i) Tự sản xuất giống; (ii) Có ương giống; (iii) Mật độ giống thả; (iv) Cá lóc bông; và (v) Chi phí thuốc phòng trị. Tất cả các biến ảnh hưởng có ý nghĩa đến năng suất đều tỷ lệ thuận với năng suất cá lóc nuôi, trừ biến tự sản xuất giống (tỷ lệ nghịch với năng suất). Nếu nuôi cá lóc với mật độ trên 150 con/m 3 thì có chi phí cao hơn rất nhiều so với các nhóm mật độ còn lại. Lợi nhuận cũng tăng lên khi tăng mật độ nuôi nhưng thả với mật độ 120-150 con/m 3 sẽ có hiệu quả kinh kế cao nhất. Chi phí thuốc phòng trị bệnh trên cá lóc nuôi, hiện vẫn có thể tăng thêm so với mức bình quân chung để tăng năng suất tuy nhiên mức độ 28-35 ngàn đồng/m 3 /vụ có thể cho lợi nhuận cao nhất. Để phát triển ngành cá lóc một cách hợp lý, nâng cao lợi thế cạnh tranh, thu nhập của toàn chuỗi nói chung và cho người nuôi nói riêng, cần chú ý: (i) Quy hoạch nghề nuôi và tăng cường công tác quản lý ngành đối với khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đi kèm với việc hỗ trợ vốn và tăng cường tập huấn kỹ thuật cũng như tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá lóc; (ii) Phát triển vùng nuôi cá lóc theo hướng sử dụng thức ăn viên nhằm tăng được sản lượng cá lóc và giảm được áp lực lên khai thác nguồn lợi thủy sản nước ngọt; và (iii) Xem xét chính sách hỗ trợ ưu đãi cho các nhà máy chế biến xuất khẩu sản phẩm cá lóc nhằm mở rộng thị trường, tăng sản lượng, tăng và ổn định giá tiêu thụ các sản phẩm cá lóc.

 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm