Luận án Tiến sĩ: Đặc điểm sinh học của cá ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822) phân bố trên tuyến sông Hậu, Việt Nam

Tác giả:

Nguyễn Bạch Loan, 2012

Ngày đăng: 31-12-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Luận án Tiến sĩ: Đặc điểm sinh học của cá ngát (<i>Plotosus canius</i> Hamilton, 1822) phân bố trên tuyến sông Hậu, Việt Nam
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 6.02MB | 2341 | 75 | ltxuyen2010
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá ngát (Plotosus canius) phân bố trên sông Hậu được tiến hành từ tháng 04/2007 đến 05/2011. Mẫu cá  (n=1,692) được thu trực tiếp bằng cào đáy, thu mua từ ngư dân đánh bắt cá bằng các loại ngư cụ khác và các chợ địa phương    định kỳ mỗi tháng một lần trên 5 điểm thuộc tuyến sông Hậu là: Long Xuyên (tỉnh An Giang), Thốt Nốt, Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ), Đại Ngãi và Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Sau khi thu, mẫu cá được giữ sống và bảo quản lạnh, chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Cá ngát phân bố trên tất cả 5 điểm thu mẫu từ vùng nước ngọt như Long Xuyên, Thốt Nốt, Cần Thơ xuống vùng lợ mặn cửa sông như Đại Ngãi, Trần Đề. Cá ngát lớn chỉ thu được trên tuyến sông  chính  (sông Hậu), cá ngát con thu được cả trên dòng sông  chính,  nhánh sông cấp 1 và 2. Cá ngát thường phân bố phía bờ sông lở, ở những chỗ sông sâu và có gốc cây hoặc đất đá làm chỗ ẩn nấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy  vây ngực và vây lưng thứ nhất của cá ngát có gai độc. Cơ quan dạng nhánh cây (cơ quan dendrictic) ở phía  sau  lỗ  hậu  môn  là  đặc  điểm  phân  loại  chỉ  có  ở  các  loài  thuộc  họ cá ngát (Plotosidae). Cá ngát có 4 đôi cung mang; trên cung mang thứ I có 22-25 lược mang mảnh, dài và thưa. P. canius là loài cá ăn động vật ở đáy; phổ thức ăn của chúng gồm có: cá, giáp xác, thân mềm và giun. Trong đó, giáp xác chiếm tỉ lệ cao nhất (95,39%). Tương  quan  giữa  chiều  dài  (Lt)  và  khối  lượng  thân  cá  rất  chặt  chẽ  và  có  dạng phương trình W = 0,0082L 2,8695 với R 2 = 0,9829 (Lt=3,3-97,5 cm). Cá ngát thu trên sông Hậu có thể đạt chiều dài lý thuyết cực đại L  = 141,2 cm với  hệ số tăng trưởng K=0,49 và chiều dài t 0 = -0,27. Ở đồng bằng sông Cửu Long, mùa vụ sinh sản tập trung của cá ngát là từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 8, tháng 9 hàng năm. Sức sinh sản của cá ngát khá thấp (1.301±380-2.250±855 trứng/Kg cá cái), đường kính trứng cá có buồng trứng ở giai đoạn IV bằng 6,02±0,6 mm. Ẩm độ và hàm lượng chất khoáng trong cơ (83,69-80,88%) và (6,6-6,19%), gan (80,15-75,75%) và (6,02-5,38%), tuyến sinh dục (66,14-58,95%) và (5- 4,49 %) cá ngát có xu hướng giảm từ giai đoạn I đến giai đoạn IV. Hàm lượng lipid trong cơ và gan cá giảm từ giai đoạn II (6,23 và 7,57%) sang giai đoạn IV (0,31 và 5,9%). Ngược lại, hàm lượng lipid trong tuyến sinh dục tăng từ 10% lên 10,2%. Tương tự, hàm lượng protein trong cơ (84,73-73,13%) và gan (63-50,64%) cá cùng giảm từ giai đoạn I đến giai đoạn IV, trong khi ở tuyến sinh dục thì hàm lượng protein tăng từ I (60,54%) qua giai đoạn IV (63,32%). Hàm lượng vitellogenin (dạng protein noãn hoàng) trong huyết tương cá ngát cái biến động qua các giai đoạn phát triển  của  buồng  trứng.  Ở  giai  đoạn  I,  hàm  lượng  vitellogenin  có  trị  thấp  nhất (1,64±0,629 µgALP/mg protein), giá trị này tiếp tục tăng lên khi buồng trứng chuyển sang giai đoạn II, III và IV (2,05±0,68; 3,44±0,9 và 4,35±1,14 µgALP/mg protein). Khi buồng trứng phát triển đến giai đoạn VI, hàm lượng vitellogenin trong máu cá lại giảm xuống (1,78±0,18 µgALP/mg protein) thấp gần bằng ở giai đoạn I. 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm