Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của sò huyết (Anadara granosa)
Tác giả:
Nguyen Van Man and Ngo Thi Thu Thao, 2013
Ngày đăng: 17-01-2014
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.382MB | 2223 | 51 | ltxuyen2010
Nguồn lợi động vật thân mềm (ĐVTM) mang lại giá trị kinh tế rất quan trọng, trong đó sò huyết (Anadara granosa) là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị cao ở Việt Nam nói chung và cũng là thế mạnh của Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2012 hải sản xuất khẩu chiếm gần 40% tổng xuất khẩu thủy sản, trong đó, xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt gần 80 triệu USD.
Bên cạnh đó, hiện nay việc phải đối mặt với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, hiện tượng nóng lên toàn cầu làm cho các yếu tố lý hóa học của nước biến đổi thường xuyên (đặc biệt là nhiệt độ) đã gây ra nhiều khó khăn cho nghề nuôi sò huyết. Filgueira và ctv (2009) nghiên cứu tốc độ lọc thức ăn trên vẹm Mytilus galloprovincialis và kết luận rằng khi tiếp xúc với điều kiện bất lợi thì tốc độ lọc thức ăn là một điều chỉnh sinh lý để tối ưu hóa việc hấp thu năng lượng. Gagnaire và ctv (2006) nghiên cứu trên hàu Crassostrea gigas, thấy rằng sự gia tăng nhiệt độ dẫn đến sự gia tăng của tỷ lệ chết của tế bào máu. Trong tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sinh học của sinh vật vùng triều thì sự kết hợp ảnh hưởng của nhiệt độ và độ
mặn là quan trọng nhất (Helmuth và ctv 2006). Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết (Anadara granosa) là cần thiết trong tình hình khí hậu diễn biến phức tạp như hiện nay.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."