Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến sự phát triển phôi, tỷ lệ nở của cá song chuột (Cromileptes altivelis)

Tác giả:

Vũ Văn Sáng và ctv, 2013

Ngày đăng: 28-04-2014
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến sự phát triển phôi, tỷ lệ nở của cá song chuột (<i>Cromileptes altivelis</i>)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.36MB | 2316 | 21 | ltxuyen2010
Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến sự phát triển phôi, tỷ lệ nở của cá song chuột (Cromileptes altivelis) để xác định nhiệt độ và độ mặn tối ưu trong quá trình ấp trứng cá song chuột. Trứng thụ tinh được ấp trong bình thủy tinh có thể tích 1 lít với mật độ 100 trứng/lít ở 2 thí nghiệm riêng biệt. Thí nghiệm 1: đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ ở các mức: 20, 24, 28, 32, 36ºC, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần trong điều kiện độ mặn 29‰. Thí nghiệm 2, đánh giá ảnh hưởng của các mức độ mặn: 23, 26, 29, 32 và 35‰ mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần trong điều kiện nhiệt độ 28,0 ± 1,0ºC. Kết quả thí nghiệm về nhiệt độ cho thấy, trứng cá song chuột ấp ở nhiệt độ 28ºC cho tỷ lệ nở cao nhất (87,4 ± 3,3%) và tỷ lệ ấu trùng dị hình (4,8 ± 1,4%) thấp nhất so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05). Độ mặn thích hợp nhất cho ấp trứng cá song chuột từ 32 - 35‰ với tỷ lệ nở đạt từ 83,4 - 85,6% và tỷ lệ dị hình thấp 1,65 - 1,73%. Kết quả trên cho thấy, trong khoảng nhiệt độ và độ mặn thí nghiệm, trứng cá song chuột đạt hiệu quả ấp nở cao nhất tại nhiệt độ 28ºC và độ mặn 32 - 35‰. 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm