Thực trạng bảo quản và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch trên tàu khai thác xa bờ ở một số tỉnh Miền Trung Việt Nam

Tác giả:

Nguyễn Hữu Khánh và Hồ Thị Bích Ngân, 2011

Ngày đăng: 30-04-2014
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Thực trạng bảo quản và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch trên tàu khai thác xa bờ ở một số tỉnh Miền Trung Việt Nam
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.218MB | 2051 | 55 | ltxuyen2010
Kết quả khảo sát tại 375 tàu khai thác xa bờ cho thấy mỗi tàu thường có từ 7-12 hầm tàu, trong đó có từ 4 đến 6 hầm cách nhiệt dùng để bảo quản cá. Hầm bảo quản được sử dụng phổ biến có vách cách nhiệt được cấu tạo bao gồm các lớp xốp với bề mặt tiếp xúc với nguyên liệu thủy sản là ván gỗ. Các tàu chủ yếu sử dụng đá cây xay nhỏ để bảo quản sản phẩm. Kết quả phân tích mẫu thu từ tàu cá và nậu vựa  không  phát  hiện  urê  và  hàn  the  trong  các  mẫu  nghiên  cứu.  Tỷ  lệ  mẫu  nhiễm  nitrofurans chiếm 30,8% số mẫu thu từ nậu vựa và 15,0% mẫu thu từ tàu cá. Có sự khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) về số lượng vi sinh vật hiếu khí trong các mẫu thu từ tàu (3,1 x 10 5 CFU/g) và các mẫu thu từ nậu vựa (4,9 x 10 5 CFU/g). Số lượng tàu đã kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tàu cá chỉ chiếm 17,9% trên tổng số tàu phải kiểm tra. Số tàu đạt yêu cầu VSATTP khi kiểm tra lần đầu khoảng 50%, số tàu còn lại thường gặp các lỗi như thuyền viên không khám sức khỏe định kỳ, không có sổ nhật ký, hồ sơ ghi chép không đầy đủ, thiếu nước sạch dùng để vệ sinh tàu và dụng cụ. 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm