Ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) với các loại chế phẩm sinh học khác nhau
Nguyễn Khắc Huy
Kết quả thí nghiệm 1 cho tỉ lệ sống ở nghiệm thức ĐC là (0,67±0,58%), chế phẩm B (0,31±0,51%), chế phẩm D (0,09±0,09%), chế phẩm E (0,39±0,45%) và chế phẩm P là (1,57±0,06%). Chế phẩm P là nghiệm thức cho tỉ lệ sống cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 4 nghiệm thức còn lại. Qua đó có thể kết luận chế phẩm P (Pondlus) là chế phẩm tốt nhất cho ương ấu trùng cua biển. Kết quả thí nghiệm 2 cho tỉ lệ sống nghiệm thức 2g/m3 là (3,37±0,77 %), nghiệm thức 1g/m3 (4,03±0,26%), nghiệm thức 0,5g/m3 (2,83±0,29 %) và nghiệm thức 0,25g/m3 là (2,57±0,55 %). Nghiệm thức 1g/m3 cho tỉ lệ sống cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, nghiệm thức 0,25g/m3 cho tỉ lệ sống thấp nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05) so với nghiệm thức 1g/m3 nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 2g/m3 và 0,5g/m3. Qua đó ta có thể đánh giá đựợc liều lượng thích hợp nhất cho ương ấu trùng cua biển khi sử dụng chế phẩm Pondlus là 1g/m3 (liều gấp đôi so với quy định nhà sản xuất).
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."