Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778)

Tác giả:

Hứa Thái Nhân

Ngày đăng: 18-07-2019
Đóng góp bởi: Lê Linh
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 1.12MB | 1170 | 4 | LELINH

Cầu gai còn được gọi là nhum hay nhím biển ở Việt Nam, đây là nhóm động vật thuộc lớp Echinoidea, ngành Da gai Echiodermata. Hiện nay, có hơn 800 loài cầu gai phân bố trên toàn thế giới, trong đó cầu gai đen Diadema setosum phân bố ở nhiều vùng biển nông, nước cạn chủ yếu ở khu vực nhiệt đới Ấn Độ Dương đến Nhật Bản, Nam Thái Bình Dương và vùng biển Đỏ (Lesions et al., 2001). Ở Việt Nam, cầu gai đen D. setosum phân bố ở vùng ven biển miền Trung, vịnh Bắc Bộ, Trường Sa, Côn Đảo, và vùng biển phía Tây Nam Việt Nam (Hoàng Xuân Bền và Hứa Thái Tuyến, 2010; Latypov and Salin, 2011; Đỗ Thanh An và ctv., 2014; Hứa Thái Nhân và ctv., 2019).

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017. Tổng số 632 mẫu cầu gai đen Diadema setosum được thu định kỳ hàng tháng tại Hòn Sơn, Kiên Giang với các kích cỡ khác nhau, sau đó mẫu được vận chuyển sống về trại thực nghiệm Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ để phân tích. Kết quả phân tích cho thấy hệ số thành thục GSI của cầu gai đen khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) qua các tháng thu mẫu. Chỉ số GSI tăng cao từ tháng 4 (15,8±4,49%) đến tháng 7 (12,12±5,67%), cao nhất vào tháng 6 (16,10±7,70%) hàng năm. Kết quả phân tích mô học cũng cho thấy trong thời gian này có hơn 70% tuyến sinh dục cầu gai đạt đến giai đoạn IV. Điều này cho thấy mùa vụ sinh sản của cầu gai đen có thể bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch hàng năm. Tỷ lệ đực:cái của cầu gai đen trong giai đoạn thành thục là 1:1,3. Sự tương quan về khối lượng (W) và đường kính vỏ (L) của cầu gai được thể hiện qua công thức W = 0,48L2,84 với hệ số tương quan là r2 = 0,93. Tuyến sinh dục cầu gai đen bắt đầu phát triển khi đường kính vỏ > 2,5 cm. Sức sinh sản tuyệt đối của cầu gai rất cao, trung bình 7,1 triệu trứng/con (72,9 g).

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm