Ảnh hưởng của chu kỳ biến động độ mặn lên chu kỳ lột xác và sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng giai đoạn giống

Tác giả:

Huỳnh Thanh Tới , Nguyễn Thị Hồng Vân

Ngày đăng: 20-09-2019
Đóng góp bởi: Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
Ảnh hưởng của chu kỳ biến động độ mặn lên chu kỳ lột xác và sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng giai đoạn giống
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.5MB | 1575 | 115 | LELINH

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của chu kỳ biến động độ mặn lên chu kỳ lột xác và sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) hậu ấu trùng. Tôm được nuôi cá thể trong bình nhựa 5 L chứa 2 L nước biển 20‰, 04 nghiệm thức bao gồm độ mặn biến động với biên độ ± 0‰ (NT1; ĐC) và biến động độ mặn với biên độ là ± 5‰ với chu kỳ biến động là 2 ngày (NT2), 4 ngày (NT3) và 6 ngày (NT4), mỗi nghiệm thức lặp lại 30 lần. Tôm có khối lượng và chiều dài ban đầu là 0,007 g/cá thể; 0,97 cm/cá thể. Kết quả cho thấy tôm nuôi ở nghiệm thức có chu kỳ biến động độ mặn 6 ngày/lần (NT4) có chu kỳ lột xác ngắn (4,9 ngày/lần) và tỉ lệ lột xác là 22,1%/ngày. Ngược lại, tôm nuôi ở độ mặn không thay đổi (NT1) có chu kỳ lột xác dài (5,3 ngày/lần) và tỉ lệ lột xác thấp (20,5%/mỗi ngày). Thêm vào đó, tôm ở NT4 có tăng trưởng về khối lượng tốt nhất (0,88 g/cá thể) sau 45 ngày nuôi, kế đến  là tôm ở NT3 (0,85 g/cá thể) NT1 (0,83 g/cá thể) và NT2 (0,74 g/cá thể). Kết quả thí nghiệm này cho thấy tôm ương có độ mặn thay đổi và chu kỳ biến động độ mặn là 6 ngày/lần có chu kỳ lột xác ngắn, tỉ lệ lột xác/ngày cao, dẫn đến tăng trưởng về khối lượng tốt hơn so với tôm nuôi ở độ mặn không thay đổi.

Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2018, 16(5): 425-432 www.vnua.edu.vn

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm