ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC CỦA CÁ ĐÙ BẠC (Pennahia argentata)

Tác giả:

Mai Viết Văn , Trần Đắc Định

Ngày đăng: 08-05-2012
Đóng góp bởi: hoangank36
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC CỦA CÁ  ĐÙ BẠC (Pennahia argentata)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.34MB | 3108 | 61 | hoangank36

“Đề tài nghiên cứu đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của cá đù bạc Pennahiaargentata (Houttuyn, 1782)’’ đã được thực hiện tại vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 7 năm 2010. Kết quả cho thấy quan hệ tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng thân cá theo phương trình hồi qui W= 0,0066L3,2321 hệ số R2= 0,9784. Hệ số điều kiện (CF) của cá đù bạc trong thời gian nghiên cứu dao động từ 0,00425-0,00881. CF cao nhất vào tháng 2 (0,00881) và thấp nhất vào tháng 4 (0,00425). Hệ số GSI cao nhất ở tháng 2 (6,48%), kế  đến vào tháng 8 (6,25%) và thấp nhất vào tháng 11(4,59%). Điều đó cho thấy mùa vụ sinh sản tập trung của cá đù bạc vào tháng 2 và tháng 8 trong năm. Sức sinh sản tuyệt  đối của cá  đù bạc từ 7055-
82855trứng/cá cái và sức sinh sản tương  đối từ 60.830-437.830 trứng/kg cá cái tương ứng với trọng lượng thân dao động từ 65,11g đến 189,47g. 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm