Đặc điểm mô bệnh học ở Cá điêu hồng (Oreochromis sp.) nhiễm vi khuẩn Streptococcus agalactiae trong điều kiện thực nghiệm
Đặng Thụy Mai Thy và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2011
Chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae S09-01 được phân lập từ cá điêu hồng được sử dụng gây cảm nhiễm cho cá khỏe với mật độ từ 4,23x101-4,23x106 CFU/ml. Mẫu được thu vào ngày thứ 1, 3, 5, 10, 14 sau gây cảm nhiễm. Kết quả quan sát phết kính mẫu tươi mô gan, thận và tỳ tạng tất cả các mẫu đều phát hiện vi khuẩn hình cầu hoặc ovan, kích thước khá nhỏ, gram dương. Không có sự biến đổi ở mô da-cơ của các mẫu cá được thu. Mô thận và tỳ tạng ở cá cảm nhiễm mật độ từ 4,23x104 - 4,23x106 CFU/ml bị thay đổi vào ngày thứ 3, biến đổi nặng hơn vào ngày thứ 5 và bị phá hủy ở ngày thứ 10.Mô gan biến đổi chậm, bắt đầu bị biến đổi vào ngày thứ 5 ở mật độ 4,23x105 - 4,23x106 CFU/ml. Cấu trúc mang ít biến đổi, cũng bắt đầu bị biến đổi vào ngày thứ 5 ở cá tiêm vi khuẩn mật độ 4,23x105 -4,23x106 CFU/ml.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."