Ảnh hưởng của nhiệt độ lên giới tính và sự phát triển tuyến sinh dục của cá xương

Tác giả:

Phan Khắc Vĩnh và Nguyễn Tường Anh, 2011

Ngày đăng: 26-11-2012
Đóng góp bởi: phongt94
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên giới tính và sự phát triển tuyến sinh dục của cá xương
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.6MB | 2398 | 75 | phongt94

Đa số các loài cá xương có nhiễm sắc thể giới tính và sự định đoạt giới tính bởi di truyền GSD (genetic sex determination). Gen định đoạt giới tính của chúng có thể là Dmy/Dmrt1, lần đầu được phát hiện trên cá Sóc Oryzias latipes. Trên 60 loài cá xương có giới tính chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Khoảng 75% trường hợp thí nghiệm chứng tỏ giới tính cá phụ thuộc nhiệt độ TSD ( temperature-dependent sex determination); trong điều kiện thực nghiệm thì nhiệt độ là những con số cực trị ngoài phạm vi nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển cá thể bình thường của chúng. Nhiệt độ cao trong quá trình phát triển phôi (ứng với sự định đoạt giới tính) và cá non (ứng với sự biệt hoá giới tính) có khả năng đực hoá cá Rô phi Oreochromis niloticus. Điều này có thể liên quan đến phản ứng thơm hoá, nơi testosteron chuyển hoá thành estradiol – phản ứng then chốt trong quá trình biệt hoá giới tính.

Nhiệt độ cao còn kích hoạt một số gen “đổi giới tính” không liên kết, thậm chí trên nhiễm sắc thể soma, đưa tuyến sinh dục phát triển theo cả 2 hướng: cái thành đực và đực thành cái (ở mức thấp hơn). Vì thế không thể đạt được tỷ lệ 100% đực khi đực hoá bằng xử lý nhiệt. Có thể chọn giống cá Rô phi theo tính trạng nhạy cảm với nhiệt để biệt hoá thành đực.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm