Nhóm công dụng: | |
Nhóm thành phần: | |
Nhóm đối tượng: |
ĐẶC ĐIỂM
- Đây chính là con lai tạo giữa cá rô đồng và loại cá rô đầu vuông, loại cá này thừa hưởng hết những ưu điểm của 2 loại trên tốc độ tăng trưởng của cá cũng nhanh hơn. Đặc biệt thịt của cá rô đầu nhím rất thơm và ngon hơn, đem lại giá trị cao hơn cho người nuôi.
- Thêm vào đó, cá rô đầu nhím còn có khả năng thích nghi cực kỳ tốt với môi trường khắc nghiệt. Dù là ở vùng miền nào, địa hình nào thì cá cũng đều thích nghi và phát triển tốt. Đó cũng là lý do mà mô hình nuôi cá rô đầu nhím trong những năm gần đây đang dần lan rộng, nhân rộng và trở thành nguồn thu nhập lớn cho người nông dân.
KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ ĐẦU NHÍM
1. Chuẩn bị ao/bể nuôi cá rô đầu nhím
- Kể cả cho dù cá rô đầu nhím có dễ nuôi nhưng cũng cần đảm bảo ao nuôi đạt yêu cầu để cá sinh trưởng tốt và tránh bệnh tật. Tùy theo nhu cầu và điều kiện mà tạo các ao có diện tích phù hợp, cải tạo ao bùn đất cho tốt rồi mới thả giống cá.
- Nếu như bạn không có ao sẵn thì cũng có thể tạo các ao lót bạt chống thấm để nuôi cũng rất tốt. Bạn đào ao theo kích thước chuẩn bị sẵn, sau đó trải bạt chống thấm HDPE lên toàn bộ đáy ao và các thành ao, tiến hành cố định chặt, không để hở, đảm bảo đáy ao bằng phẳng. Nuôi cá rô đầu nhím trong ao lót bạt vừa sạch mà còn đảm bảo môi trường nước, cân bằng pH, đảm bảo oxy để cá lớn nhanh, hạn chế bệnh tật, dễ thu hoạch…
2. Chọn cá rô đầu nhím và thả cá
- Sau khi ao nuôi đã chuẩn bị tốt thì tiếp đến là khâu chọn cá giống. Bạn nên ưu tiên chọn cá giống có kích cỡ đều nhanh, cá khỏe, bơi nhanh, không bị dị tật. Cá giống tốt nhất cỡ khoảng 150 – 200 con/kg là phù hợp, không nên mua cá quá bé sẽ khó thích nghi.
- Cá giống mua về cần phải tắm cá để loại bỏ hết kí sinh trùng cũng như tăng tỉ lệ sống cho cá giống rồi mới thả xuống ao. Chọn thời điểm mát mẻ hoặc buổi chiều mát để thả cá vào ao, tránh thả khi trời nắng nóng hoặc mưa to.
3. Chăm sóc, cho cá rô đầu nhím ăn
- Kỹ thuật nuôi cá rô đầu nhím cho cá rô đầu nhím ăn thức ăn tự chế hoặc là cám công nghiệp đều được. Tuy nhiên nếu cho ăn cám công nghiệp thì cần đảm bảo hàm lượng đạm tối thiểu 30% so với mức nước, chọn cám viên kích cỡ phù hợp theo tuổi cá. Còn cám tự chế ép thành viên nổi cho cá ăn.
- Khi cho cá ăn thì cho ăn từ từ, tránh cho quá nhiều cá ăn không hết rất lãng phí. Cho ăn làm 2 bữa và đúng giờ, còn nếu cá lớn hơn thì giảm xuống 1 – 2% là đủ.
4. Quản lý theo dõi ao nuôi cá rô đầu nhím
- Theo Kỹ thuật nuôi cá rô đầu nhím đúng tiêu chuẩn bạn cần bón vôi và thay nước thường xuyên để phòng bệnh cho cá, hạn chế dịch bệnh và giúp cá phát triển. Sau mỗi lần cấp nước thì bón thêm vôi, cách 10 ngày thì trộn men tiêu hóa cùng vitamin C vào thức ăn của cá để cá lớn nhanh hơn.
5. Thu hoạch
- Khoảng 2-3 tháng sau nuôi cá lớn là bạn có thể thu hoạch. Lúc này cá đạt kích thước tầm 5 tới 7con/kg là thu hoạch toàn bộ được.
Lưu ý:
- Đối với những trường hợp muốn tạo ao lót bạt chống thấm để nuôi cá rô đầu nhím thì bạn nên chú ý lựa chọn mua bạt lót chất lượng và chính hãng. Loại bạt này được làm từ nhựa nguyên sinh PE rất bền, dẻo, cứng, tuổi thọ hàng chục năm, thậm chí nó còn được xem là giải pháp tốt nhất trong việc cá rô đầu nhím, tốt hơn nhiều so với cá trong ao đất.
{-item.name-}
đ
đ
{-quantityOption-} sản phẩm có sẵn
Sản phẩm hiện không khả dụng.
Sản phẩm hết hàng.
{-item.username-}
{-item.add_time-}
{-item.content-}
Phản hồi của người bán
{-rl.content-}
{-item.username-}
{-item.add_time-}
{-item.content-}
Trả lời{-rl.username-}Quản trị viên
{-rl.add_time-}
{-rl.content-}