Nhóm công dụng: | |
Nhóm thành phần: | |
Nhóm đối tượng: |
XÂY DỰNG AO NUÔI
- Cá sặc rằn là loài bản địa, có khả năng thích ứng với sự biến động của môi trường sống. Việc xây dựng ao nuôi cá sặc rằn thường không quá khó, diện tích ao nuôi lớn hay nhỏ điều có thể sử dụng được. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, người nuôi thường tận dụng mương vườn sẵn có để nuôi thương phẩm.
- Cá sặc rằn thích hợp với ao đất thịt hoặc thịt pha cát, ao nuôi phải sạch, không nhiễm chất hữu cơ, kim loại nặng, chất độc (chủ yếu là thuốc trừ sâu), không bị phèn (pH > 7 là tốt nhất, không nên sử dụng nguồn nước có pH < 6), có thể tận dụng nước trong ruộng lúa cấp vào ao nuôi.
- Khi nuôi với mật độ cao cần thiết kế cống, bọng xả và cấp nước. Đường kính cống tùy theo diện tích ao, thông thường đường kính bọng trên 30cm là thích hợp. Việc thiết kế cống bọng phải đảm bảo xả - cấp nước kịp thời trong quá trình nuôi và khi thu hoạch, không để nước trong ao quá bẩn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt và tăng trưởng của cá.
- Mặt bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất từ 0,5m trở lên. Độ sâu của nước ao trên 0,8 mét. Mé bờ ao không quá dốc phù hợp tập tính trú ẩn tự nhiên của cá. Ao cần thiết kế có độ nghiêng để tiện cho thu hoạch, bề mặt ao phải thông thoáng, đủ ánh sáng mặt trời, không nên để bóng cây che trên mặt ao.
CHUẨN BỊ AO NUÔI
- Tháo cạn nước, tu sửa, dọn cỏ bờ ao, chống rò rỉ, kiểm tra cống bọng cấp thoát nước, diệt hết cá tạp, mầm bệnh trong ao.
- Sên vét bùn đáy ao, chỉ để lại 10 - 15cm bùn đáy.
- Phơi đáy ao: Trời nắng phơi đáy ao 3 – 5 ngày. Vùng đất bị nhiễm phèn thì không nên phơi lâu. Đối với ao mới thì không nên phơi quá lâu để tránh nền đáy bị trơ, thức ăn tự nhiên chậm phát triển.
- Dùng vôi bón xung quanh bờ ao và đáy ao để cải tạo phèn, liều lượng từ 10 – 15 kg/100m2.
- Bón phân: Nên dùng phân hữu cơ bón lót cho ao, có thể dùng phân chuồng (phân gà, phân heo) hoặc phân xanh (các loại lá cây, tốt nhất là lá điên điển ủ mục, cây họ đậu,…) với lượng từ 15 -20kg/100m2 để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Đối với ao mới thì cần tăng lượng phân xanh, thường thì bón từ 25 – 30 kg/100m2.
- Sử dụng phân vô cơ NPK (20:20:0) với lượng 0,8 – 1 kg/100m2 bón thay trong trường hợp không có hoặc có ít phân hữu cơ.
- Sau khi bón phân, phơi ao 2 – 3 ngày thì cấp nước vào ao, nước cần được lọc qua lưới dày để tránh cá tạp, tép. Nước cấp cho ao đủ độ sâu cần thiết từ 0,8 - 1m. Khoảng 4 - 5 ngày nước có màu xanh đọt chuối non thì bắt đầu thả cá giống.
THẢ GIỐNG
- Mùa vụ thả: Cá sặc rằn được nuôi quanh năm, nhưng tốt nhất nên thả vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 hằng năm). Vì lúc này nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá và chủ động được nguồn nước.
- Vận chuyển cá giống: Cá sặc rằn là loài cá rất khó trong quá trình vận chuyển giống. Trong quá trình vận chuyển, cần đóng bao với mật độ thưa tránh trường hợp cá bị xây xát, mất nhớt. Nên chuyển cá vào lúc trời mát, thời gian vận chuyển dưới 10 giờ. Phương pháp vận chuyển tốt nhất là đựng cá trong bọc nhựa với lượng 1/3 nước và 2/3 lượng khí oxy, vận chuyển càng xa thì lượng oxy trong bao càng nhiều. Mật độ vận chuyển của cá giống từ 1,5 – 2 cm là 50 con/L nước.
- Chọn cá giống có kích thước đồng đều, khỏe mạnh không sây sát, có màu sắc tươi sáng đặc trưng của loài, không có dấu hiệu bệnh, không dị tật, dị hình.
- Thời gian thả giống: Nên chọn lúc trời mát, tốt nhất là sáng sớm (6 - 7 giờ sáng) hoặc chiều mát (5 - 6 giờ chiều) để giảm hao hụt do ảnh hưởng của nhiệt độ.
- Để hạn chế tình trạng sốc môi trường và nhiệt độ, bao cá giống cần được thả xuống ao nuôi từ 10 - 20 phút rồi mới thả cá từ từ ra ngoài, đồng thời phải quan sát biểu hiện ban đầu của cá để có hướng khắc phục kịp thời.
- Mật độ thả từ 8 – 10 con/m2. Nếu nuôi cá ở ruộng, không bổ sung thêm thức ăn thì thả với mật độ từ 3 - 5 con/m2.
THỨC ĂN
- Trong nuôi thâm canh các loài thủy sản nói chung và cá sặc rằn nói riêng thức ăn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của đối tượng nuôi. Bên cạnh việc giảm giá thành sản phẩm thì người nuôi cần chú ý đến chất lượng, thành phần thức ăn, đặt biệt là thức ăn phải phù hợp với tính ăn của cá. Cá sặc rằn có khả năng sử dụng tốt thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao nuôi, nhưng khi nuôi trong ao với mật độ cao (> 10 con/m2) thì việc bổ sung thêm thức ăn là điều hết sức cần thiết, giúp cá phát triển tốt.
- Cho ăn 100% thức ăn viên dành cho cá có hàm lượng đạm 15 – 25% (thức ăn công nghiệp) trong khẩu phần ăn.
* Phương pháp cho ăn
- Hằng ngày cho cá ăn từ 1 -2 lần
- Lượng thức ăn thay đổi theo thời gian nuôi: Hai tháng đầu là 10 % trọng lượng cá, tháng thứ 3 - 4 cho ăn 7%, tháng 5 - 6 cho ăn 5% và những tháng sau cho ăn 3 % (tuy nhiên lượng cho ăn phải được điều chỉnh theo mức độ ăn mồi của cá).
- Ví dụ: Ước tính tổng trọng lượng cá trong ao là 100 kg thì lượng thức ăn hằng ngày là 5 - 7 kg.
- Để điều chỉnh lượng cho ăn phù hợp, cần lưu ý một số yếu tố như:
- Theo dõi mức độ ăn mồi của cá, nếu sau 30 phút cá ăn hết là đạt yêu cầu. Trường hợp cá ăn hết nhanh trong thời gian ngắn thì phải tăng thêm lượng thức ăn.
- Khi nước ao bị dơ hay có mùi nên giảm lượng cho ăn.
QUẢN LÝ NƯỚC AO NUÔI
- Sau khi thả cá, việc quản lý môi trường ao nuôi là việc làm rất cần thiết và cần thực hiện thường xuyên trong quá trình nuôi vì môi trường nước ao nuôi mới chính là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của vụ nuôi.
- Thay nước: Thay nước khi chất lượng nước xấu đi, nước có mùi hôi,... trường hợp cá nổi đầu vào sáng sớm, chỉ nên thay nước khoảng 20 - 30 % để tránh tình trạng cá bị sốc. Việc thay nước sẽ làm tăng thêm oxy, giảm các chất độc trong hệ thống nuôi, kích thích cá hoạt động và bắt mồi, đặt biệt là kích thích sự tăng trưởng của cá. Lưu ý khi thay nước phải xác định được nguồn nước cấp có đảm bảo yêu cầu về chất lượng hay không để tránh tình trạng làm xấu đi hoặc ô nhiễm chất lượng nước trong ao nuôi. Có thể thay nước theo chu kỳ 7-10 ngày/1 lần, lượng nước thay bằng 30-40% lượng nước trong ao. Tầng số và lượng nước thay cho ao sẽ tăng theo số ngày nuôi và mật độ cá trong ao.
- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi.
- Phải thường xuyên theo dõi màu nước để điều chỉnh lượng thức ăn, phân bón và có hướng thay nước kịp thời.
- Bón vôi mé bờ ao vào những ngày mưa nhiều để giảm phèn.
- Phát hiện cá bị bệnh phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật để có hướng xử lý kịp thời.
THU HOẠCH
- Sau 8 - 10 tháng cá đạt trọng lượng 120 – 150 g/con thì có thể tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch cá phải được bỏ đói từ 1- 2 ngày cho cá khỏe, để khi kéo lưới hạn chế hao hụt do cá chết.
- Trường hợp kích cỡ cá trong ao không đồng đều thì thu tỉa cá lớ, số cá còn lại tiếp tục nuôi đến khi đạt kích cở thương phẩm thì thu hoạch.
{-item.name-}
đ
đ
{-quantityOption-} sản phẩm có sẵn
Sản phẩm hiện không khả dụng.
Sản phẩm hết hàng.
{-item.username-}
{-item.add_time-}
{-item.content-}
Phản hồi của người bán
{-rl.content-}
{-item.username-}
{-item.add_time-}
{-item.content-}
Trả lời{-rl.username-}Quản trị viên
{-rl.add_time-}
{-rl.content-}